Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Có điều gì thú vị ở làng Kamikatsu không rác thải Nhật Bản?

Mục lục [Hiện]
  1. Đôi nét về làng Kamikatsu Không rác thải
  2. Làng Kamikatsu không rác thải ở đâu?
  3. Quá trình thực hiện chính sách không rác thải
    1. 3.1 Giai đoạn đầu - Đề ra mục tiêu
    2. 3.2 Giai đoạn thứ hai - Sự hưởng ứng của người dân
    3. 3.3 Giai đoạn cuối - Áp dụng chính sách vào thực tiễn
  4. Những điều thú vị chỉ có ở làng Kamikatsu không rác thải
    1. 4.1 Cuộc sống nói không với rác thải
    2. 4.2 Cửa hàng tiết kiệm Kuru Kuru
    3. 4.3 Nhà máy sản xuất bia thủ công
    4. 4.4 Trải nghiệm khách sạn Hotel Why “siêu sạch”
    5. 4.5 Phương pháp giảm chất thải thực phẩm

Khi nhắc đến Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ đến một quốc gia văn minh, sạch đẹp. Và làng Kamikatsu không rác thải chính là minh chứng rõ nét nhất cho phong cách sống Zero Waste của người Nhật. Nhiều du khách phải trầm trồ trước cánh rừng trà bát ngát, những ngôi nhà cổ và thị trấn không có rác thải. Sáng kiến không rác thải này đã giúp ngôi làng Nhật Bản này thu hút hơn 2.000 du khách mỗi năm. Hãy cùng Vietnam Booking khám phá một trong những ngôi làng sạch nhất thế giới qua bài viết sau đây.

Đôi nét về làng Kamikatsu Không rác thải

Ngôi làng Kamikatsu không rác thải ẩn mình sâu trên hòn đảo Shikoku, Nhật Bản và cánh rừng trà xanh mướt. Mặc dù chỉ có khoảng 1.500 cư dân sinh sống nhưng làng Kamikatsu đang hướng đến cuộc sống tươi đẹp KHÔNG RÁC THẢI. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ khó lòng tìm thấy bất cứ cọng rác nào trên đường làng hay bất cứ khu vực công cộng nào.

làng kamikatsu không rác thải - đôi về về làng kamikatsu

Thật sự rất khó để tìm ra được cọng rác ở làng Kamikatsu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngôi làng sạch đến mức “bói không ra cọng rác”. Thoạt nghe có vẻ khó tin nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Để đạt được thành công như thế, cả cư dân Kamikatsu đều phải trải qua một hành trình dài đầy tâm huyết với lòng kiên trì vững chắc.

>>> Xem thêm: Gợi ý lịch trình du lịch Nhật Bản 5N4Đ tự túc, tiết kiệm

Làng Kamikatsu không rác thải ở đâu?

Làng Kamikatsu không rác thải tọa lạc huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, phía Nam Tokyo, Nhật Bản. Giống như những ngôi làng khác vào những năm 90, rác thải của làng chủ yếu đem đi đốt hoặc vứt ra môi trường xung quanh. Hệ lụy của cách xử lý rác thải này đã khiến môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Đứng trước nguy cơ môi trường sinh thái bị đe dọa, chính quyền đã đề ra các phương án bảo vệ môi trường.

làng kamikatsu không rác thải - địa chỉ

Dù chỉ có khoảng 1,500 dân cư sinh sống nhưng làng Kamikatsu sở hữu cơ sở hạ tầng vô cùng hiện đại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Quá trình thực hiện chính sách không rác thải

Chiến dịch “không rác thải” ở làng Kamikatsu được thực hiện từ năm 2003 với 3 giai đoạn. Làng Kamikatsu không rác thải hy vọng đến năm 2030 sẽ hoàn thành được mục tiêu cuối cùng. 

Giai đoạn đầu - Đề ra mục tiêu

Vào năm 2003, làng Kamikatsu trở thành địa phương đầu tiên tuyên bố không rác thải. Kể từ đó, ngôi làng này đã chuyển từ hình thức đốt rác ngoài trời sang xử lý chất thải bằng một quy trình khoa học. Đó chính là chuỗi hành động Mua - Xử lý - Loại bỏ với mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon nhất.

Ước tính đến năm 2030, làng Kamikatsu sẽ đến gần với mục tiêu đó. Ở thời điểm hiện tại, họ đã đi được 80% chặng đường so với đề xuất ban đầu. Sáng kiến lành mạnh này đã giúp làng Kamikatsu trở thành một địa điểm du lịch. Đồng thời, mô hình môi trường xanh này đã trở thành “tấm gương” sáng chói để bạn bè quốc tế học hỏi và noi theo.

Book tour giá rẻ:Tour Nhật Bản 4N4Đ

Giai đoạn thứ hai - Sự hưởng ứng của người dân

Tuy nhiên, để đạt được thành công cho chiến dịch “không rác thải” thì còn phải kể sự quyết tâm của người dân và chính quyền địa phương. Sau khi nhận thức được hệ lụy nghiêm trọng của cách xử lý rác thải trước đây, người dân đã quyết tâm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

làng kamikatsu không rác thải - giai đoạn thứ 2

Sự quyết tâm của người dân làng Kamikatsu đã tạo nên thành công cho chiến dịch "không rác thải" (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mọi người trong làng Kamikatsu không rác thải cũng mất một thời gian để quen dần với mô hình xử lý rác thải kiểu mới. Đặc biệt với những lon nhựa, lon nhôm, giấy tờ, bìa các tông đều phải rửa sạch mới đem đến trung tâm tái chế. Chưa kể, người dân nơi đây phải học cách phân chia rác đúng các thùng chứa theo quy định.

Giai đoạn cuối - Áp dụng chính sách vào thực tiễn

Hiện nay, làng Kamikatsu không rác thải có đến 80% lượng rác được tái sử dụng. Điều này không chỉ giúp người dân học được cách tái chế mà còn tiết kiệm được ⅓ chi phí đốt rác cho thị trấn. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn biết cách tái chế và tái sử dụng những thứ vứt đi. Điển hình nhất là màn biến kimono trở thành gấu bông cho trẻ em. Đối với bàn ghế và đồ nội thất không còn sử dụng, người dân sẽ chuyển giao chúng cho người nào cần. Hoặc đơn giản là họ sẽ trao đổi những món với nhau.

>>> Xem thêm: Mùa lá đỏ ở Kyoto vào tháng mấy? Những địa điểm ngắm lá đỏ ở Kyoto siêu đẹp

Những điều thú vị chỉ có ở làng Kamikatsu không rác thải

Một điều thú vị ở làng Kamikatsu không rác thải là người dân đều đề cao lối sống Zero Waste. Điều này không chỉ tạo nên nét chấm phá đặc biệt cho thị trấn nhỏ bé này mà còn mang đến một cuộc sống tươi đẹp, trong xanh cho họ. Dưới đây là một số điểm đặc biệt mà bạn chỉ có thể tìm thấy được ở làng Kamikatsu không rác thải.

Cuộc sống nói không với rác thải

Chính vì quy trình xử lý rác thải chuyên nghiệp nên làng Kamikatsu không cần đến xe chở rác thải. Mọi người sẽ tự tay hoàn thành tất cả các quy trình. Sau đó, họ chỉ cần mang rác đến trung tâm môi trường để xử lý. Từ những việc làm tuy nhỏ bé nhưng đã tạo nên “hiệu ứng cánh bướm” đỉnh cao. Bởi vì, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng và bắt chước theo mô hình xử lý thân thiện với môi trường này.

Khi việc tái chế rác dần trở nên phổ biến, các nguồn thu cho các hoạt động kinh doanh càng thêm phát triển. Điển hình chính là mô hình du lịch nghỉ dưỡng ở nơi đây đã thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham quan, mua sắm mỗi năm. Các mặt hàng được tái chế từ rác như áo sơ mi, chai lọ, túi xách được nhiều du khách “săn đón”.

>>> Xem thêm: Ngất ngây với đảo nổi Okinawa, thiên đường có thật của Nhật Bản

Cửa hàng tiết kiệm Kuru Kuru

Thay vì bỏ đồ dùng không còn dùng nữa vào sọt rác, người dân làng Kamikatsu có thể gửi chúng đến cửa hàng tiết kiệm Kuru Kuru. Nơi đây sẽ trở thành kho lưu trữ các vật dụng đã qua sử dụng. Sau đó, những người khác có thể đến và lấy chúng miễn phí. Người lấy đồ chỉ cần cân món hàng ghi lại số trọng lượng vào một quyển sách để thuận tiện cho việc theo dõi các món đồ được tái chế.

Chỉ trong vòng 1 tháng, ước tính có khoảng 446kg đồ đạc được lấy đi - từ đèn pin, lưu rượu sake, đồ nội thất đến quần áo bà bầu, dụng cụ học tập, đồ chơi… Những con số về cân nặng, số lượng đồ dùng sẽ được hiển thị trực tiếp bên trong cửa hàng.

làng kamikatsu không rác thải - Cửa hàng tiết kiệm Kuru Kuru

Dân làng thường đến cửa hàng tiết Kuru Kuru để trao đổi vật phẩm miễn phí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Một điều đặc biệt là toàn bộ nội thất của cửa hàng Kuru Kuru cũng được làm bằng vật dụng tái chế. Sàn nhà được lát bằng các mảnh vỡ thủy tinh. Các cánh cửa sổ, cửa chính đều được quyên góp từ nhà của người dân. Những chiếc đèn chùm “khổng lồ” treo cao cũng được làm bằng các chai thủy tinh. 

Nhà máy sản xuất bia thủ công

Công ty sản xuất bia thủ công Rise and Win đã “trình làng” 2 loại bia thủ công tại làng Kamikatsu không rác thải. Thành phần nguyên liệu được lấy từ các nông sản của nông trại. Ngoài ra, nhà máy bia còn hợp tác với nhiều công ty khác. Mục đích là tìm ra phương pháp tái chế nguyên liệu thực phẩm để tạo ra bia nguyên chất.

 làng kamikatsu không rác thải - nhà máy sản xuất bia

Nhà máy sản xuất bia ở làng Kamikatsu thường sử dụng nguyên liệu thực phẩm tái chế để sản xuất bia nguyên chất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Trải nghiệm khách sạn Hotel Why “siêu sạch”

Không ngoa khi nói khách sạn Hotel Why là một phần không thiếu của ngôi làng Kamikatsu không rác thải. Khách sạn này tọa lạc trong rừng, nằm tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khi màn đêm buông xuống, các vì sao trên bầu trời đêm ở khách sạn tựa như một cung thiên văn tuyệt đẹp.

làng Kamikatsu không rác thải  - khách sạn hotel why

Khách sạn Hotel chính là nơi lưu trú mang đậm phong cách sống Zero Waste (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mỗi vị khách thuê phòng nghỉ sẽ được phát 6 chiếc thùng với mục đích phân loại rác trong thời gian lưu trú. Nội thất bên trong phòng nghỉ được trang trí vô cùng đẹp mắt bằng các chất liệu tái sử dụng. Điển hình là tấm chăn chắp vá từ vải vụn denim, tấm màn treo tường làm bằng dây thừng.

Khuyến mãi HOT:Tour du lịch Nhật Bản từ Hà Nội

Phương pháp giảm chất thải thực phẩm

Làng Kamikatsu không rác thải luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình để làm giảm tải vấn đề lãng phí thực phẩm. Điển hình là quán cà phê Polestar chỉ phục vụ một món ăn cho bữa trưa như món cà ri làm từ rau địa phương.

làng kamikatsu không rác thải - Phương pháp giảm chất thải thực phẩm

Quán cà phê Polestar là địa điểm chuyên phục vụ các món ăn từ rau (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngay cả những chiếc lá “bình thường” còn được sử dụng để trang trí món ăn. Trong đó, phải kể đến Công ty Irodori - thương hiệu chuyên cung cấp đồ trang trí nội thất làm từ lá rừng. Những sản phẩm trang trí đều được làm hoàn toàn bằng thủ công với các thiết kế phức tạp. Họ thường bán sản phẩm cho các nhà hàng cao cấp ở Nhật Bản và một số nước Châu Á. Mục tiêu của doanh nghiệp Irodori chính là muốn tạo ra vật dụng trí thân thiện với môi trường. Đây quả thật là một công việc kinh doanh đầy tính nhân văn.

Bảo vệ môi trường đều bắt đầu từ những hành động đơn giản! Và làng Kamikatsu không rác thải đã đạt một số thành công nhất định trong công tác bảo vệ môi trường. Hy vọng những chia sẻ của Vietnam Booking, quý khách có thể “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Nếu quý khách đang có dự định thực hiện chuyến du lịch Nhật Bản, hãy nhấc máy gọi về hotline 1900 3398 của Vietnam Booking nhé! Đội ngũ nhân viên Vietnam Booking sẽ tư vấn miễn phí từ A-Z cho quý khách.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN

50 lượt xem | Dương Mỹ Linh