Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Tết miền Nam: Phong Tục và Những Đặc Trưng Riêng

Mục lục [Hiện]
  1. Những đặc trưng riêng biệt làm nên văn hóa Tết miền Nam
    1. 1.1 Chưng bày hoa mai ngày Tết
    2. 1.2 Mâm ngũ quả ngày Tết
    3. 1.3 Mâm cỗ ngày Tết miền Nam có gì?
    4. 1.4 Truyền thống nấu bánh tét
    5. 1.5 Lì xì ngày tết
    6. 1.6 Hoạt động dọn nhà trước tết
  2. Những trò chơi dân gian phổ biến của Tết miền Nam
  3. Những món ăn ngon ngày Tết miền Nam
    1. 3.1 Thịt kho nước dừa
    2. 3.2 Củ kiệu ngâm
    3. 3.3 Canh khổ qua
    4. 3.4 Mứt
  4. Những điều kiêng kỵ ngày Tết miền Nam

Dù Bắc - Nam có cùng chung một nhà nhưng mỗi vùng miền lại có những nguyên tắc đón Tết Nguyên Đán khác nhau. Chính vì sự khác biệt về phong tục tập quán của từng vùng miền đã tạo nên bản văn hóa rất riêng, không bị trùng lặp. Vậy bạn đã từng trải nghiệm ăn Tết miền Nam chưa? Phong tục, tập quán đón Tết miền Nam có gì khác biệt so với người miền Bắc, miền Trung? Hãy cùng Vietnam Booking khám phá những phong vị đặc sắc ngày Tết miền Nam nhé!

Những đặc trưng riêng biệt làm nên văn hóa Tết miền Nam

Khi nhắc đến Tết miền Nam, điều gì sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí bạn? Đó có phải bánh tét, hoa mai, lì xì và những câu đối đỏ. Dưới đây là những đặc trưng nổi bật không thể thiếu trong phong tục Tết miền Nam.

Chưng bày hoa mai ngày Tết

Tết miền Nam có gì khác với miền Bắc? Nếu miền Bắc có hoa đào khoe sắc hồng rực rỡ thì hoa mai vàng tươi nở rộ lại báo hiệu một mùa xuân về. Trong văn hóa dân gian, hoa mai được xếp vào tứ quý: Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Chính vì lẽ đó mà người dân Nam Bộ xem hoa mai như là một biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý và thịnh vượng. 

Không biết hoa mai có tự bao giờ nhưng sắc vàng rực rỡ của hoa mai đã gắn liền với ngày tết miền Nam suốt hàng trăm năm qua.

tết miền nam - chưng hoa mai

Hoa mai là hình ảnh gắn liền với Tết miền Nam Việt Nam trong suốt trăm năm qua (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Người miền Nam xưa tin rằng chưng hoa mai trong nhà vào dịp Tết thì may mắn, tài lộc và hạnh phúc sẽ đến với gia chủ. Song đó, hoa mai nở vào đầu năm mới còn là báo hiệu cho một năm tràn ngập hy vọng, an vui, vạn sự khởi sắc, công việc hanh thông. Đây cũng là lý do mà nhà nào chơi mai thường bắt đầu tỉa lá vào đầu tháng 12 âm lịch để hoa mai có thể nở đúng vào ngày Tết. 

Người xưa còn quan niệm rằng nếu hoa mai ngập tràn sắc xuân trong ngày đầu năm mới, gia chủ sẽ được hưởng mọi may mắn. Đối với những nhà không chơi mai, họ cũng cố gắng chuẩn bị một chậu mai nhỏ đặt trong nhà để tạo bầu không khí ấm cúng.

Book tour giá rẻ: Tour Tết Phú Yên – Vịnh Vũng Rô – Tháp Nhạn 3N3Đ

Mâm ngũ quả ngày Tết

Điều tạo nên không khí vui tươi, tưng bừng của ngày Tết cổ truyền chính là mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mâm ngũ quả ở miền Nam bắt buộc phải có đúng 4 loại quả, bao gồm: Quả mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài. Đây là 4 loại quả tượng trưng cho câu nói “Cầu vừa đủ xài” nổi tiếng, như một lời cầu mong cho một năm sung túc, ấm no. Ngày nay, người miền Nam còn cho thêm một vài loại quả khác kèm theo như sung, dưa, dưa hấu,... để mâm ngũ quả thêm trọn vẹn ý nghĩa tốt đẹp.

tết miền nam - mâm ngũ quả

Cầu, dừa, đu đủ, xoài là 4 loại trái cây không thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, người miền Nam hạn chế bày biện chuối, táo hoặc cam, lê trên mâm ngũ quả trên mâm ngũ quả. Bởi vì, những loại quả này thường khiến người ta gợi nhớ đến những điều không may mắn như chúi nhủi, lê lết,... Mâm ngũ quả là gia vị không thiếu trong những ngày Tết Việt Nam.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam có gì?

Ít ai biết rằng khí hậu tạo nên sự khác biệt về phong tục, tập quán của mỗi vùng miền. Trái ngược với tiết trời se lạnh của miền Bắc, thời tiết trời nắng nóng khiến người dân miền Nam thích bày nhiều đồ nguội trên mâm cỗ hơn. Chính vì thế, các món ăn cơ bản như bánh tét, canh khổ qua, thịt kho hột vịt, củ kiệu đều xuất hiện phổ biến trên mâm cơm ngày Tết.

tết miền nam - mâm cơm ngày tết

Những món ăn trong ngày Tết miền Nam thường khá đơn sơ, giản dị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ đơn thuần là bữa ăn đoàn viên, trao nhau lời chúc tốt đẹp mà mâm cỗ ngày Tết miền Nam còn là biểu tượng cho văn hóa truyền thống tốt đẹp, lòng biết ơn đến bậc bề trên. Không còn gì hạnh phúc bằng cùng người thân nâng chén xuân nồng và tận hưởng không khí đoàn viên ấm úng.

Do đó, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mâm cỗ với những món ăn ngon vẫn là linh hồn không thể thiếu trong những ngày Tết. Đồng thời, mâm cỗ còn thể hiện tấm lòng, sự chân thành của gia chủ đối với khách viếng thăm nhà.

>>> Xem thêm: Những địa điểm chơi Tết cho gia đình cực thú vị trong ngày đầu năm

Truyền thống nấu bánh tét

Dù trải qua bao nhiêu cuộc biến đổi nhưng phong tục nấu bánh chưng, bánh tét vẫn được giữ gìn, phát triển trong ngày Tết miền Nam. Nguyên liệu và cách nấu của hai loại bánh này khá giống nhau, đều làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên, tạo hình của bánh chưng và bánh tét hoàn toàn khác biệt.

Nếu miền Bắc thường gói bánh chưng theo hình vuông đặc trưng thì miền Nam gói bánh tét theo hình ống tròn, dài. Người miền Nam cho rằng bánh tét tượng trưng cho sự trường tồn, sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ. Do vậy, họ thường cúng lễ tổ tiên với bánh tét hoặc gửi tặng người thân trong dịp Tết như một chúc chân thành.

tết miền nam - truyền thống gói bánh tét

Bánh tét là một phần quan trọng không thể thiếu để tạo gia vị của ngày Tết (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, các tỉnh miền Tây Nam Bộ còn có truyền thống nấu bánh tét buổi đêm dưới ánh trăng rằm. Đến hẹn lại lên, hằng năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên bếp lửa hồng để hàn huyên tâm sự cả đêm. Điều này trở thành nét truyền thống văn hóa được duy trì và phát triển ở miền Nam nói chung và cả nước nói riêng. 

Lì xì ngày tết

Dù miền Bắc hay miền Nam thì phong tục lì xì ngày tết là dư vị không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có phương thức lì xì khác nhau. Thông thường, người miền Nam thường lì xì cho trẻ em, chúc các em nhỏ học giỏi, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. 

Ngoài ra, người lớn ở miền Nam còn chúc tết, mừng thọ ông bà, cha mẹ cùng những bao lì xì đỏ thắm. Những câu chúc Tết miền Nam thường mang ý nghĩa may mắn, bình an, vạn sự như ý, phát tài phát lộc. Còn bao lì xì chính là minh chứng thiết thực nhất cho những lời chúc đó.

Hoạt động dọn nhà trước tết

Dọn nhà dần trở thành đặc trưng Tết miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Với hy vọng dọp sạch những điều không may mắn của năm cũ, dọn nhà trước ngày tết được xem như một khởi đầu tốt đẹp của năm mới.

tết miền nam - hoạt động dọn dẹp ngày tết

Người miền Nam tin rằng dọn dẹp trước Tết sẽ xua tan đi những điều xui rủi của năm cũ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình ảnh cả gia đình vui vẻ dọn nhà hay nỗi ám ảnh lau chùi bộ bàn ghế long phượng được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên các trang xã hội vào mỗi dịp Tết. Có thể thấy, dù bất kỳ thời điểm nào thì Tết cũng mang đến nhiều kỷ niệm đẹp.

Khuyến mãi HOT: Tour du lịch Phú Quốc Tết Âm lịch 2024

Những trò chơi dân gian phổ biến của Tết miền Nam

Sẽ thật là “nhàm chán” nếu ngày Tết thiếu vắng các trò chơi dân gian độc đáo. Đây là dịp để bà con trong xóm làng tổ chức các trò chơi dân gian, khuấy động không khí vui nhộn cho những ngày đầu năm. Điều này không chỉ gắn kết tinh thần cộng đồng, tình làng nghĩa xóm mà còn cùng nhau trải qua một năm mới bình an, yên vui. Dưới đây là một số trò chơi nổi tiếng ở Tết miền Nam:

  • Trò chơi lô tô “huyền thoại”: Nếu có cuộc bầu chọn trò chơi quốc dân vào ngày Tết miền Nam, lô tô là ứng cử viên sáng giá. Đây là trò chơi gọi số quen thuộc lôi cuốn, hấp dẫn tạo nên sự hồi hộp, gay cấn trong lúc đợi chờ 1 số để kinh (thắng) ván. Và cảm xúc sẽ thật sự vỡ òa lớn nếu bạn trở thành người chiến thắng sau chục bàn chơi thua đo ván. Hay là cảm xúc buồn bã, thất vọng khi không thể thắng bàn nào.
  • Bầu cua cá cọp: Chỉ cần 2 cục xúc xắc và 6 hình ảnh đồ vật là có thể phân định người thắng - kẻ thua chỉ trong một khoảnh khắc. Vì trò chơi vừa đơn giản, dễ hiểu vừa nhanh chóng nên được nhiều người Nam yêu thích vào mỗi dịp Tết.
  • Một số trò chơi dân gian nổi tiếng ở miền Nam được quận huyện tổ chức hằng năm như: Đập niêu đất, đánh đu, kéo co, chọi gà, ô ăn quan, đua thuyền trên sông,...
  • Vào những ngày tết, nhiều gia đình thường chọn lựa các tour du lịch Tết miền Nam để được tận hưởng không khí ở các vùng miền khác. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tham gia các lễ hội, trò chơi dân gian vui nhộn tại những điểm đến,... Đối với mùa Tết Âm Lịch năm nay, Vietnam Booking đang triển khai nhiều tour du lịch Tết trong và ngoài nước với mức giá siêu hời. Bạn có thể tham khảo và đặt tour ngay từ bây giờ.

tết miền nam - trò chơi dân gian

Trò chơi lô tô là một trong những trò chơi dân gian phổ biến nhất vào ngày Tết miền Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những món ăn ngon ngày Tết miền Nam

Ẩm thực là một trong những gia vị không thể thiếu để tạo nên phong tục Tết miền Nam. Nếu miền Bắc nổi tiếng với nem rán, chả giò, gà luộc thì mâm cơm ngày Tết miền Nam không thể thiếu những đặc sản sau đây:

Thịt kho nước dừa

Chỉ cần đến miền Nam trong những ngày cận tết, bạn sẽ thấy người người, nhà nhà đều đang nấu thịt kho nước dừa. Thịt kho nước dừa được chế biến từ những nguyên liêu rất đơn giản là hột vịt, thịt lợn. Món ăn này thường ăn kèm chung với cơm trắng và để được lâu trong nhiều ngày.

tết miền nam - thịt kho nước dừa

Bất kỳ gia đình miền Nam cũng phải có một đĩa thịt kho nước dừa ngày Tết (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Củ kiệu ngâm

Tương tự như món dưa chua ở miền Bắc, củ kiệu là món ăn đặc trưng quen thuộc trong những ngày Tết. Củ kiệu thường có vị cay nồng, chua chua, giòn giòn khiến thực khách ăn không thấy ngán.

Vi vu mùa Tết: Tour Tết Âm lịch 2024

Canh khổ qua

Người miền Nam quan niệm rằng canh khổ qua có khả năng xua tan đi những nỗi buồn, đau khổ của năm cũ. Từ đó, mọi người có thể chào đón năm mới may mắn, yên vui. Khổ qua sẽ được làm sạch ruột. Sau đó, họ sẽ nhồi thêm thịt heo xay nhuyễn và nấm mèo. Nước canh khổ qua thường có vị thanh ngọt pha với chút đắng đặc trưng. Tất cả đều tạo nên hương vị độc đáo trong những bữa ăn đoàn viên.

tết miền nam - canh khổ qua

Khổ qua còn được hiểu là những nỗi khổ của năm cũ đã qua và chào đón năm mới đầy may mắn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mứt

Khi khách đến chơi nhà, người miền Nam có thói quen đãi mứt. Các loại mứt được chế biến từ trái cây nhiệt đới như mứt dừa, mứt sầu riêng, mứt mãng cầu,... với đầy đầu màu sắc sặc sỡ. Người miền Nam sẽ thưởng thức mứt chung với trà nóng, hạt dưa, bánh kẹo.

>>> Xem thêm: Gợi ý 4 điểm du lịch hấp dẫn dịp Tết âm lịch

Những điều kiêng kỵ ngày Tết miền Nam

Ông bà xưa thường có câu “Có thờ có kiêng, có thiêng có lành”. Quả thật điều đó đã in sâu vào trong tâm trí của người miền Nam dù cho tư tưởng của họ khá thoáng. Đối với người miền Nam tránh những điều kiêng kỵ trong năm mới quan trọng không kém văn hóa truyền thống. Sau đây là một số điều kiêng kỵ mà ngày Tết miền Nam nên tránh:

  • Không quét nhà vào ngày Tết: Dù đêm 30 tết hay các ngày đầu năm thì quét nhà luôn là điều kiêng kỵ. Người xưa cho rằng việc quét nhà trong những ngày này cũng đồng nghĩa “quét” sạch tiền tài, vận may trong năm mới đi mất.
  • Về nhà trước khoảnh khắc giao thừa: Việc con cháu trong nhà không về nhà kịp trước đêm giao thừa thì năm mới sẽ phải bôn ba khắp nơi, cuộc sống vất vả.
  • Không vay và đòi nợ đầu năm mới: Đây là dấu hiệu ám chỉ một năm mới túng thiếu, dễ lâm vào cảnh nợ nần hoặc làm việc cả năm không dư dả đồng nào.
  • Tránh khóc lóc, không vui vào ngày Tết: Nước mắt thường gắn liền với nỗi buồn và sự đau khổ, chia ly. Chính vì vậy, việc khóc lóc hay tỏ ra buồn bã ngày đầu năm sẽ mang đến điềm xấu, báo hiệu một năm tang thương, bị kịch trong gia đinh. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về những phong tục, nét đặc trưng của Tết miền Nam. Hy vọng với những chia sẻ từ Vietnam Booking, quý khách có thể hiểu hơn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của ngày Tết. Dù đón Tết miền Nam hay miền Bắc thì Tết luôn mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn viên cùng lời chúc bình an, may mắn. Liên hệ đến hotline 1900 3398 của Vietnam Booking để được tự vấn tour Tết miễn phí cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH TẾT

961 lượt xem | Dương Mỹ Linh
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp