Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Lễ hội té nước ở Lào – Campuchia – Thái Lan có gì khác biệt?

Mục lục [Hiện]
  1. Đôi nét về lễ hội té nước
  2. Tết Bunpimay ( Pi Mai ) đặc sắc của Lào
  3. Hào hứng với Songkran Thái Lan
  4. Không khí Tết Chol Chnam Thmay của Campuchia

Diễn ra cùng thời điểm, với ý nghĩa gần giống nhau, nhưng lễ hội té nước của Lào, Campuchia và Thái Lan vẫn có nét riêng biệt không thể trộn lẫn từ tên gọi cho đến các tập tục và hoạt động đặc trưng. Cùng Vietnam Booking tìm hiểu lễ hội té nước ở ba quốc gia này có gì khác nhau nhé!

Ba nước Thái Lan, Lào, Campuchia có nhiều nét chung về văn hóa. Nguồn ảnh: Internet

Đôi nét về lễ hội té nước

Vào giữa tháng tư hàng năm, các quốc gia theo Phật lịch ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia…sẽ tổ chức đón năm mới. Một trong những tập tục không thể thiếu đó chính là té nước vào nhau mang ý nghĩa cuốn trôi hết ưu phiền, mệt mỏi, điều xấu trong năm cũ để chào đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Nước tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, đâm chồi nảy lộc và ấm no hạnh phúc. Người nhỏ tuổi té nước lên người lớn như lời chúc trường thọ, an khang, người dân té nước lên vị sư để bày tỏ lòng tôn kính. Bạn bè té nước lên nhau với lời chúc vạn sự tốt lành. Nếu trong năm mới bạn được té nước càng nhiều, sẽ càng được nhiều may mắn. Chính vì vậy, đối với khách du lịch màn té nước dịp năm mới khá thú vị và tham gia rất hào hứng. 

le hoi te nuoc lao

Lễ hội té nước Lào, Thái Lan và Campuchia luôn thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: ST

Ba lễ té nước nổi tiếng và thu hút nhiều du khách gồm có: lễ hội té nước Lào, lễ hội té nước Campuchia và lễ hội té nước Thái Lan. Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu nhiều hơn về ba lễ hội trên nhé!

Tết Bunpimay ( Pi Mai ) đặc sắc của Lào

Tết của Lào diễn ra trong ba ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 4 ( theo lịch dương) hàng năm (có thể thay đổi). Trong ngày này, người dân được nghỉ, không buôn bán hay làm việc. Ngày đầu tiên của Bunpiamay là ngày cuối cùng của năm cũ, người Lào thường dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, ném đi những thứ cũ kĩ và lên chùa nghe giảng đạo, rước tượng Phật, tắm tượng bằng nước thơm đã chuẩn bị sẵn.  Ngày thứ hai là ngày giao giữa năm mới và năm cũ. Ngày cuối cùng mới là ngày lễ chính với rất nhiều hoạt động cũng như nghi thức được thực hiện tưng bừng khắp nơi từ 8h sáng đến 16h chiều:

le hoi te nuoc lao

Lễ tết truyền thống Lào. Nguồn ành: Internet

Lễ hội té nước Lào: Người ta té nước (tạt nước) vào nhau cầu chúc năm mới bình an, vạn sự như ý, đây là phần được mong chờ nhất của Tết Lào.

le hoi te nuoc lao

Hình ảnh quen thuộc ở Lào dịp năm mới. Nguồn ảnh: Internet

Xây tháp cát:  Dân địa phương có tập tục mang cát ở sông lên chùa xây tháp và trang trí bởi hoa, cờ, vẩy nước thơm để tỏ lòng thành kính đến các vị sư.

Phóng sanh: Để làm phước và cầu những điều tốt đẹp, người Lào thường phóng sanh cá, chim, rùa, lươn và những động vật nhỏ khác trong dịp năm mới.

Buộc chỉ vào cổ tay: Khách đến xông nhà sẽ được gia chủ buộc chỉ xanh hoặc đỏ với lời chúc an lành cho năm mới.

Hoa và lạp:  Món lạp ( trong tiếng Lào có nghĩa là lộc) là linh hồn của ngày Tết nước Lào. Đặc biệt những người buôn bán, họ rất coi trọng món ăn này và chuẩn bị khá công phu. Hoa Campa và hoa Muồng vàng được sử dụng nhiều vào dịp này.

Ngoài ra, tùy từng địa phương sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn như đua thuyền hay đám rước Nangsankhane.

Gợi ý: Nếu muốn trải nghiệm Tết truyền thống cũng như lễ hội té nước Lào, bạn hãy ghé thủ đô Viêng Chăn hay cố đô Luang prabang nhé!
>>> Tham khảo : Tour du lịch Lào 

Hào hứng với Songkran Thái Lan

Cũng giống như Lào, tết của Thái Lan cũng bắt đầu vào ngày 13 và kết thúc vào ngày 15 tháng 4 (dương lịch ) hàng năm. Người Thái dành 2 ngày để dọn dẹp trang trí và chuẩn bị đồ ăn truyền thống (hai ngày này gọi là Wan Sungkharn Long và Wan Nao, giống ngày 30 Tết của người Việt). Đến ngày đầu tiên của năm mới (Wan Payawan) cũng là ngày bắt đầu lễ hội té nước, mọi người thường lên chùa từ sớm để tham gia tắm Phật, cầu may mắn và cúng quần áo, đồ ăn. Ngày cuối cùng của Tết (Wan Parg-bpee) dành để cầu nguyện, tưởng nhớ về ông bà tổ tiên đã khuất.

le hoi te nuoc lao

Tết Songkran Thái Lan đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Internet

Trong ba nước, có lẽ Thái Lan khá cởi mở trong lễ hội truyền thống của mình nhất, mang tính cộng đồng cao thay vì hướng về gia đình như Việt Nam. Người Thái chuẩn bị cả súng nước, bóng nước để tham gia “cuộc chiến” té nước trong dịp này. Màn té nước Songkran của Thái Lan thu hút rất nhiều du khách tham gia nhiệt tình với người dân địa phương.

le hoi te nuoc lao

Một phần của "cuộc chiến" té nước ở Thái Lan. Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, Thái Lan còn tổ chức cuộc thi Sắc đẹp Miss Songkran khá sôi nổi. Vài năm gần đây, có cả thí sinh chuyển giới tham dự.

Gợi ý: Nếu muốn khám phá trọn vẹn Songkran của Thái Lan, bạn có thể ở Bangkok và tham gia té nước. Đặc biệt, so với lễ hội té nước Lào hay Campuchia, lễ hội Songkran có rất nhiều biến tấu như súng nước, bóng nước và xà phòng.

Thật thiếu xót nếu không nhắc đến Chiang Mai, nơi tuyệt vời nhất để đón tết Songkran cũng như lễ hội té nước ở Chiang Mai. Nơi đây vẫn giữ được nhiều nét của ngày tết truyền thống. Người dân Changmai bắt đầu dọn dẹp trang trí từ 1 tháng trước tết, sao cho Songkran được  trang hoàng đẹp nhất.

>>> Tham khảo : Tour du lịch Thái Lan

Không khí Tết Chol Chnam Thmay của Campuchia

Đây là tết cổ truyền của người Khmer tại Campchia cũng như Nam Bộ Việt Nam. Chol Chnam Thmay cũng được tổ chức theo Phật lịch, trong 3 ngày giữa tháng 4 dương lịch hàng năm (14/04 - 16/04). Mỗi ngày đều được đặt tên khác nhau và có nhiều hoạt động đặc trưng.

Vào ngày tết, bạn sẽ thấy người dân Campuchia trang trí khắp nơi với hoa và cờ, đặc biệt ở khu vực lối vào Hoàng Cung (Phnom Penh). Mọi người mặc những bộ quần áo mới, đẹp nhất, té nước và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, cùng nhau nhảy múa vũ điệu Apsara truyền thống bên tiếng nhạc hào hứng.

le hoi te nuoc lao

Hoàng gia tham gia nghi lễ tắm Phật nhân dịp năm mới ở Campuchia. Nguồn ảnh: Internet

le hoi te nuoc lao

Thiếu nữ Campuchia trong trang phục truyền thống đẹp mắt. Nguồn ảnh: Internet

Cũng như ở Lào, vào thời khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ, mọi người hay lên chùa xây tháp cát cầu bình an, ở nhiều địa phương còn thay cát bằng gạo hoặc trái cây nữa. Bên cạnh đó, hai lễ hội đặc trưng nhất cho dịp Tết này là lễ hội té nước Campuchia và vũ hội Apsara.

Không được cởi mở như Thái Lan, việc dùng súng nước hay bóng nước ở Campuchia trong dịp lễ này bị nghiêm cấm. Song, không vì thế mà lễ hội té nước ở Campuchia trở nên kém vui. Mọi người đều nô nức cầm xô, chậu đựng đầy nước dội vào nhau để chúc đối phương những điều tốt lành năm mới.

Gợi ý: Bạn nên ghé thăm thủ đô Phnom Penh và Siem Reap vào dịp tết Chol Chnam Thmay này, để cảm nhận được hết không khí thiêng liêng mà người Campuchia cầu mong trong dịp năm mới.

>>> Tham khảo : Tour du lịch Campuchia

Lưu ý nhỏ nếu bạn đang lên kế hoạch dịp lễ hội té nước ở Lào, Thái Lan hay Campuchia, hãy chuẩn bị quần áo thay khi tham gia, và cẩn thận bảo quản giấy tờ tư trang khỏi bị móc túi hay bị ướt khi hòa vào đám đông lễ hội nhé!

Dù giống nhau nguồn gốc, thời gian tổ chức, song lễ hội té nước Lào, Thái Lan hay Campuchia đều được tổ chức vô cùng hấp dẫn. Thật khó khăn để lựa chọn nên tham dự lễ hội té nước ở đâu vào giữa tháng 4 năm nay phải không nào? Hãy gọi về tổng đài của Vietnam, bạn sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn những tour du lịch giá rẻ thích hợp với mình nhé! 

Tư vấn miễn phí tour lễ hội

1059 lượt xem | Vietnam Booking