Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Phúc Kiến Thổ Lâu – Vương quốc đất sét đầu tiên của Trung Quốc

Mục lục [Hiện]
  1. Đôi nét về Phúc Kiến Thổ Lâu Trung Quốc
  2. Ai là chủ nhân của Thổ Lâu Phúc Kiến?
  3. Lịch sử hình thành công trình kiến trúc Thổ Lâu
  4. Kiến trúc độc đáo của Phúc Kiến Thổ Lâu
    1. 4.1 Kiến trúc bên ngoài thổ lâu
    2. 4.2 Kiến trúc bên trong thổ lâu
  5. Ý nghĩa của Phúc Kiến Thổ Lâu đến văn hóa đại chúng
  6. Nên đến Phúc Kiến Thổ Lâu vào thời gian nào?

Lâu đài nguy nga, tráng lệ có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới nhưng lâu đài được làm từ đất sét thì duy nhất chỉ có ở Phúc Kiến Thổ Lâu. Đây được xem là công trình kiến trúc độc đáo đã tồn tại hàng trăm năm ở Trung Quốc. Phúc Kiến Thổ Lâu từng xuất hiện nổi bật trong bối cảnh phim Hoa Mộc Lan (Mulan) năm 2020 do “thần tiên tỉ tỉ” Lưu Diệc Phi thủ vai. Nếu bạn từng xem qua bộ phim này thì chắc chắn vô cùng quen thuộc với những ngôi nhà độc đáo này. Cùng Vietnam Booking khám phá vương quốc đất sét có “1-0-2” này.

Đôi nét về Phúc Kiến Thổ Lâu Trung Quốc

Thổ Lâu là tên gọi chung của những ngôi nhà mang hình dạng độc đáo như hình vuông, bầu dục, ngũ giác ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Theo lý giải của tiếng Trung, Thổ Lâu có nghĩa là những ngôi nhà được làm từ đất sét. Trên thực tế, Thổ Lâu nằm tập trung ở hai thành phố lớn là Long Nham và Chương Châu. Trong đó, Long Nham có khoảng 20.000 tòa thổ lâu và Chương Châu là 15.000 tòa. Những ngôi nhà thổ lâu ở Phúc Khiến được gọi chung là quần thể di sản. Tháng 7/2008, Phúc Kiến Thổ Lâu chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

phúc kiến thổ lâu - đôi nét về phúc kiến thổ lâu

Những tòa thổ lâu tựa như bức tường thành vững chắc giúp người dân tránh khỏi sự xâm nhập bên ngoài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những tòa lâu đài được làm bằng đất sét vô cùng kiên cố tựa như pháo đài cát “khổng lồ” trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Dù Phúc Kiến Thổ Lâu là công trình kiến trúc đã tồn tại hàng trăm năm. Thế nhưng, các nhà khảo học chỉ mới phát hiện ra trong những năm gần đây. Nhờ vào kiến trúc độc đáo, quần thể thổ lâu đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Trong đó, phải kể đến 10 ngôi nhà có tuổi đời 600 năm được mệnh danh là “hóa thạch sống” của Trung Quốc.

>>> Xem thêm: Các địa điểm du lịch Vân Nam hấp dẫn nhất – Lạc bước tiên cảnh Đi quên lối về

Ai là chủ nhân của Thổ Lâu Phúc Kiến?

Chủ nhân của Phúc Kiến Thổ Lâu chính là người Khách Gia. Theo lý giải của người xưa, người Khách Gia là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Trên thực tế, người Khách Gia chính là dân tộc người Hán ngày nay. Cụm từ “Người Khách Gia” bắt nguồn từ sự kiện người Hán di cư từ phương Bắc đến phương Nam. Dù đã an cư lạc nghiệp trên “đất khách quê người” nhưng họ vẫn tự nhận mình là người khách sống xa quê hương.

phúc kiến thổ lâu - chủ nhân của phúc kiến thổ lâu

Người Gia Khách đã đưa ra ý tưởng thiết kế và triển khai xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Xét từ góc độ lịch sử, người Hán ở miền Bắc đã có 3 đợt di cư lớn về miền Nam. Thế nhưng, trong quá trình di cư, người phương Bắc gặp khó ít khó khăn để thích nghi môi trường, văn hóa mới. Thậm chí, họ còn xảy ra tranh chấp mạnh mẽ với người bản địa. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp người Khách Gia có động lực xây dựng kiến trúc và văn hóa thổ lâu độc đáo.

Điểm ấn tượng nhất ở thổ lâu chính là một cộng đồng lớn gồm nhiều hộ gia đình sống cùng nhau trong tòa nhà lớn. Thế nhưng, các gian phòng trong thổ lâu của mỗi gia đình vẫn có không gian độc lập, bình đẳng như nhau. Điều này tương tự như các chung cư hiện đại ngày nay.

Book tour giá rẻ: Tour du lịch TPHCM – Bắc Kinh – Vạn Lý Trường Thành 4N3Đ

Lịch sử hình thành công trình kiến trúc Thổ Lâu

Lịch sử hình thành quần thể Phúc Kiến Thổ Lâu gắn liền với những cuộc di cư đầy gian nan của người Khách Gia xuống miền Nam định cư. Dân tộc Khách Gia thường sinh sống với người Bách Việt sau khi đến phương Nam. Tại đây, họ gặp khó khăn về rào cản văn hóa, ngôn ngữ nên dẫn đến những cuộc xung đột với người bản địa, thổ phỉ, thú dữ. Đó cũng chính là lý do khiến người Khách Gia sáng tạo ra những ngôi nhà chung cho nhiều người. Điều này không chỉ giúp họ đối phó các thế lực bên ngoài mà còn bình định cuộc sống về lâu về dài.

Kiến trúc độc đáo của Phúc Kiến Thổ Lâu

Kiến trúc bên ngoài thổ lâu

Từ những yếu tố ngoại xâm bên ngoài nên Phúc Kiến Thổ Lâu thường có kiến trúc kiên cố. Những tòa nhà thổ lâu không chỉ là nơi để ở, sinh hoạt mà còn “pháo đài” vững chắc để bảo vệ người dân Khách Gia. Chính vì vậy, tòa thổ lâu thường có đến 4 đến 5 tầng với độ cao chục mét. 

Ngoài ra, thổ lâu chỉ có duy nhất một cửa chính và không có cửa sổ dưới sổ tầng trệt. Lý giải cho điều này là do cửa chính (hay cổng) trở thành điểm trọng yếu, thường làm bằng đá, sắt nhằm phòng chống hỏa hoạn, sự tấn công từ bên ngoài.

phúc kiến thổ lâu - kiến trúc bên ngoài

Kiến trúc bên ngoài của thành quách được thiết kế khá đơn giản với chức năng là "phòng tuyến bảo vệ" (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những bức tường đất sét được xây rất kiên cố, có độ dày lên đến 2 mét. Một khi cổng thành đã đóng, bất cứ thế lực ngoại xâm nào cũng không tấn công được. Thậm chí, thổ lâu còn có khả năng chịu được những trận động đất mạnh.

>>> Xem thêm: Những điều kỳ lạ Trùng Khánh khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng

Kiến trúc bên trong thổ lâu

Bên trong thổ lâu được chia theo từng gian phòng cho mỗi hộ gia đình sinh sống. Không giống kiến trúc bên ngoài, các gian nhà bên trong được thiết kế rất kỳ công với hệ thống chắn gió tốt. Điều này không chỉ mang đến không gian ấm cúng vào mùa đông mà còn mát mẻ vào mùa hè.

Thông thường, tầng một của thổ lâu được sử dụng làm gian bếp kiêm phòng khách. Tầng hai là kho dự trữ lương thực. Còn tầng ba trở đi được bố trí thành phòng ngủ. Và từ tầng ba trở lên, thổ lâu mới xuất hiện những ô cửa sổ để thoáng khí cũng như quan sát được sự tấn công của kẻ địch.

phúc kiến thổ lâu - kiến trúc bên trong

Thiết kế bên trong của thổ lâu khá giống với các chung cư hiện đại ngày nay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hiện tại, Phúc Kiến Thổ Lâu có đến hàng ngàn ngôi nhà thổ lâu với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Một số thổ lâu lớn có thể kể đến là Châu Thành lâu, Thừa Khải lâu, Vĩnh Xương lâu, Điền Loa Khanh,... Trong đó, Thừa Khải lâu được xem thổ lâu có sức chứa lớn nhất từ trước đến nay. Toàn bộ tòa thổ lâu này có đến 6000 người cùng sinh sống với 400 gian nhà và hơn 80 hộ gia đình. Đây cũng là tòa nhà dạng hình tròn đầu tiên được xây dựng ở Phúc Kiến vào năm 1371.

Khuyến mãi HOT: Tour du lịch Bắc Kinh Trung Quốc dịp tết 4N4Đ

Ý nghĩa của Phúc Kiến Thổ Lâu đến văn hóa đại chúng

Mặc dù Phúc Kiến Thổ Lâu được xây dựng cách đây hàng trăm năm lịch sử. Thế nhưng, di tích cổ này chính là sự kết hợp độc đáo giữa tín ngưỡng Trung Hoa và tầm nhìn, tư duy hiện đại. Bên cạnh ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, phong cách sống mà thổ lâu còn là biểu tượng văn hóa của tộc người Hoa cổ xưa. Không ngoa khi nói Thổ Lâu Phúc Kiến chính là chung cư cổ đầu tiên của Trung Quốc.

Trên thực tế, số lượng dân cư sinh sống ở các Thổ Lâu Phúc Kiến dần suy giảm trầm trọng qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do người trẻ mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển ở các thành phố lớn. Thế nhưng, nhờ vào các chính sách thúc đẩy và quảng bá du lịch của chính quyền địa phương đã giúp Phúc Kiến Thổ Lâu luôn tràn ngập sinh khí với các lễ hội tưng bừng.

>>> Xem thêm: Đi Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp nhất? 4 mùa phong cảnh hữu tình

Nên đến Phúc Kiến Thổ Lâu vào thời gian nào?

Phúc Kiến có khí hậu ôn hòa quanh năm. Thế nhưng, kể từ tháng 3 đến tháng 8 sẽ xuất hiện mưa và bão. Khi bước vào mùa khô (tháng 9 đến tháng 12), đây chính là thời gian lý tưởng để thực hiện chuyến tham quan Phúc Kiến Thổ Lâu.

Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian nhưng Phúc Kiến Thổ Lâu vẫn giữ nguyên nét đẹp văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nếu có dịp đến Phúc Kiến, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá, chiêm ngưỡng vương quốc đất sét độc đáo và duy nhất tại Trung Quốc. Hãy liên hệ đến Vietnam Booking qua hotline 1900 3398 để đặt tour du lịch Trung Quốc giá rẻ nhé! 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC

181 lượt xem | Dương Mỹ Linh
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp