Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Độc đáo đàn tế Thiên Đàn Trung Quốc, công trình cổ hơn 600 tuổi

Mục lục [Hiện]
  1. Vài nét về đàn tế Thiên Đàn
  2. Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng với mục đích gì?
  3. Khám phá kiến trúc của đàn tế Thiên Đàn
  4. Một số điểm tham quan không thể bỏ qua tại đàn tế Thiên Đàn
    1. 4.1 Đài đá Viên Khưu
    2. 4.2 Khu rừng cây bách
    3. 4.3 Trai Cung
    4. 4.4 Thần Nhạc thự

Đàn tế Thiên Đàn từng là đàn tế trời giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây đã trở thành công viên phục vụ cho sinh hoạt của mọi người. Người dân thường đến đây để dạo bộ, hít thở bầu không khí trong lành. Bên cạnh đó, điểm đến này còn thu hút không ít du khách thập phương. Vậy đàn tế Thiên Đàn có gì đặc biệt? Vì sao lại nói là một trong những công trình nổi bật nhất Trung Quốc? Mời bạn tham khảo bài viết sau để có lời giải đáp nhé!

Đàn tế Thiên Đàn - Du khách check-in

Du khách chụp ảnh check-in tại đàn tế Thiên Đàn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vài nét về đàn tế Thiên Đàn

Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng vào năm 1420. Tính đến nay, công trình đã tồn tại hơn 600 năm. Đây là một trong bốn đàn lớn nhất của Bắc Kinh tính đến nay. Đến với Thiên Đàn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo cổ xưa. Ẩn chứa trong đó là các giá trị văn hóa, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc.

Năm 1988, Đàn Tế Thiên Đàn đã được công nhận là Di sản Thế giới (bởi UNESCO). Công trình này là một dấu ấn về kiến trúc rất nổi tiếng tại Bắc Kinh. Vào mỗi năm, Thiên Đàn thu hút hàng triệu du khách tham quan. Trong tour du lịch Trung Quốc, Bắc Kinh của mình, bạn đừng bỏ qua nơi đây nhé!

Đàn tế Thiên Đàn - Góc nhìn bao quát

Khu đàn tế Thiên Đàn với góc nhìn bao quát (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vào năm 2005, trước Thế vận hội mùa hè năm 2008, đàn tế Thiên Đàn đã được tân trang lại. Chi phí xây dựng công trình này lên đến 47 triệu NDT. Đến nay, đàn tế Thiên Đàn vẫn còn được giữ nguyên kiến trúc cổ xưa của mình. 

>>> Xem thêm: Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu của Trung Quốc mà lại "hot" đến thế?

Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng với mục đích gì?

Ngày xưa, các vị hoàng đế Trung Hoa rất xem trọng lễ nghi tế trời. Bởi vì đó là những người được gọi là Thiên Tử, tức là con trời. Hoàng đế chính là người được bề trên lựa chọn để cai quản đất nước. Chính vì thế, việc xây dựng đàn tế trời là nhiệm vụ vô cùng đặc biệt với toàn dân tộc.

Để xây dựng đàn tế Thiên Đàn cần rất nhiều bước. Trước hết là phải tìm được vị trí ổn định, mưa thuận gió hòa, thiên thời địa lợi. Đây là nơi mà vua sẽ thực hiện những nghi lễ để cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình. Sau khi cân nhắc, lựa chọn, đàn tế Thiên Đàn được xây dựng trên khu đất rộng 2.7 triệu mét vuông. Vị trí đó trước đây cũng là đàn tế cổ được người Trung Quốc giữ gìn cẩn thận.

Đàn tế Thiên Đàn - Viên Khâu đàn

Viên Khâu đàn từng là nơi diễn ra nhiều buổi lễ tế quan trọng vào thời xưa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vào ngày Đông chí hàng năm, Hoàng đế và đoàn tùy tùng sẽ đến đóng trại trong khu đàn tế. Trong dịp đặc biệt này, mọi người sẽ khoác lên mình những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay. Tại đó, vị hoàng đế sẽ đích thân thực hiện các nghi thức lễ tế để cầu mùa màng bội thu. 

Nghi lễ phải diễn ra một cách thật hoàn hảo. Người ta tin rằng chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể là một điềm báo xấu cho cả quốc gia. Chính vì thế mà nghi thức diễn ra tại đàn tế Thiên Đàn rất long trọng và trang nghiêm. Có thể nói đây là một lễ tế quan trọng của ngày xưa.

Khám phá kiến trúc của đàn tế Thiên Đàn

Đây là công trình cổ gần như được bảo tồn nguyên vẹn ở Trung Quốc. Đàn tế Thiên Đàn gây ấn tượng với du khách bởi nét kiến trúc cổ mà nó chứa đựng. Công trình này gồm tổ hợp ba công trình, đó là Viên Khâu đàn, Kỳ Niên điện và Hoàng Khung vũ. Mỗi đàn được xây dựng với mục đích khác nhau.

Đàn tế Thiên Đàn - Kỳ Niên điện

Hình ảnh Kỳ Niên điện khi nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

  • Viên Khâu đàn đóng vai trò là bệ thờ chính. Công trình có lối thiết kế dài rỗng, hình tròn, chứa ba tầng đá hoa cương có lan can. Đây là nơi mà các vị hoàng đế thường dùng làm nơi tế trời.
  • Hoàng Khung vũ có diện tích khá nhỏ, các bài vị tế trời ngày thường sẽ đặt ở nơi này. Tại đây có bức tường cao 6 mét được xây thành hình tròn, đường kính 32.5 mét. Hoàng Khung vũ nổi tiếng với bức tường hồi âm huyền thoại. Khi đứng ở đầu tường bên này bạn có thể nghe rõ âm thanh ở tường bên kia.
  • Kỳ Niên điện có diện tích khá lớn gồm ba phần mái được lợp bằng loại ngói lưu ly xanh. Phần chóp được đúc bằng vàng trông rất lộng lẫy. Điện có chiều cao 38 mét và quây thành hình tròn. Đây là nơi mà các vị hoàng đế thường đến khấn vào mùa hè. Công trình này được xem là biểu tượng chính và quan trọng nhất của đàn tế Thiên Đàn.

Tổng thể, thiết kế của đàn tế Thiên Đàn được dựng theo không gian mở. Trục chính của đàn quay về hướng đông. Vì lẽ đó, nên khi làm lễ, tiến vào từ phía Tây mang đến tầm nhìn rộng mở. Điều đó gợi cảm giác rằng chân trời rất cao. 

Khám phá Trung Quốc: Tour du lịch Trung Quốc từ Hà Nội

Một số điểm tham quan không thể bỏ qua tại đàn tế Thiên Đàn

Ngoài những điện chính tại đàn tế Thiên Đàn, tại đây còn rất nhiều công trình nhỏ khác. Mỗi điểm dừng chân sẽ mang đến cho bạn những cảm giác khác nhau. Nếu đã đến với công trình này, thì hãy khám phá hết đủ mọi ngóc ngách tại đây nhé!

1. Đài đá Viên Khưu

Đài đá Viên Khưu nằm tại phía nam. Khu vực này thường diễn ra các buổi lễ tế vào ngày Đông chí. Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa cổ xưa. Nhìn qua bạn sẽ thấy những họa tiết trang trí rất tinh xảo và cầu kỳ. Các bức tường bao quanh đa phần đều được chạm khắc hình rồng uốn lượn.

Đàn tế Thiên Đàn - Hoàng Khung vũ

Hoàng Khung vũ với kiến trúc vô cùng độc đáo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vào ngày Đông chí xưa, hoàng đế sẽ cho người lập đàn thờ tại khu vực trung tâm. Sau đó thực hiện buổi lễ cầu nguyện ngay tại đó. Ngày nay, để giúp du khách dễ dàng mường tượng, người ta sẽ cho dựng lại các buổi tế lễ. Điều này giúp mang đến cho mọi người ánh nhìn chân thật và hiểu rõ hơn. Và đa phần các du khách đều rất thích thú với điều này.

2. Khu rừng cây bách

Sau khi dạo quanh trong không gian cổ kính hẳn bạn sẽ cần chút phút giây thư giãn. Nếu thế, hãy đến với khu rừng cây bách. Đến đây, bạn sẽ chìm đắm trong bầu không khí trong lành. Thảm thực vật xanh mát tại rừng cây sẽ tạo nên cảnh sắc thanh bình đầy dễ chịu.

Đàn tế Thiên Đàn - Khu rừng cây bách

Đây quả thật là một điểm dừng chân với thiên nhiên trong lành (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khu rừng này có đến 3.000 cây bách. Nếu ghé đến đây vào mùa hè, chắc chắn bạn sẽ có những phút giây thư giãn nhẹ nhàng. Rất nhiều du khách sau khi tham quan đàn tế Thiên Đàn đều đến đây hóng mát, nghỉ chân. Điểm đến thân thiện môi trường này sẽ mang đến cho bạn khoảnh khắc nghỉ ngơi ngắn đầy hiệu quả.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc – Chi tiết từ A đến Z

3. Trai Cung

Trong đàn tế Thiên Đàn còn có một nơi gọi là Trai Cung. Đây là nơi mà các hoàng đế sẽ tắm rửa, làm sạch cơ thể trước khi làm lễ. Khu vực này được xây dựng trên diện tích rộng khoảng 400 nghìn mét vuông. Xung quanh được bao bọc bởi hào thành. Phía bên trong có đến 60 gian phòng được bài trí vô cùng hợp lý.

4. Thần Nhạc thự

Thần Nhạc thự trong đàn tế Thiên Đàn là nơi được dùng để bố trí nhạc tế trong buổi lễ. Khu vực này nằm ngoài Tây Thiên môn. Đến nơi này, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá các loại đạo cụ âm nhạc xưa. Đặc biệt hơn là những loại nhạc cụ mà các hoàng tộc xưa đã từng sử dụng trong buổi lễ tế.

Đàn tế Thiên Đàn sẽ đưa du khách như trở về một Trung Hoa xưa cũ. Công trình cổ kính này đã khiến biết bao người phải trầm trồ. Bạn sẽ vừa được chiêm ngưỡng nét đẹp cổ xưa, vừa có cơ hội thu được các kiến thức bổ ích khi tới đây. Nếu muốn đặt tour du lịch Trung Quốc, hãy liên hệ Vietnam Booking qua hotline nhé!

Tư vấn miễn phí tour du lịch Trung Quốc

41 lượt xem | ThanhVan