Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Các phong tục tập quán Thái Lan quan trọng mà bạn phải biết

Mục lục [Hiện]
  1. Giới thiệu sơ nét về nền văn hóa Thái Lan
  2. Các phong tục tập quán Thái Lan đặc trưng
    1. 2.1 Chắp tay chào hỏi
    2. 2.2 Chú ý đến bàn chân và đầu của bạn
    3. 2.3 Ẩm thực Thái Lan
    4. 2.4 Hạn chế và cẩn trọng những cử chỉ thân mật ở nơi đông người
    5. 2.5 Nữ giới hãy giữ khoảng cách với các vị sư
    6. 2.6 Không nói về Nhà Vua
    7. 2.7 Ăn mặc kín đáo khi đến đền chùa
    8. 2.8 Cẩn thận với một số dịch vụ massage
    9. 2.9 Hãy cởi giày
    10. 2.10 Ăn với thìa
    11. 2.11 Giữ thái độ hòa nhã
    12. 2.12 Dừng mọi hoạt động lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều

Phong tục tập quán là nền tảng cơ bản để tạo nên một nét văn hóa đặc trưng của một đất nước. Và đất nước Thái Lan cũng có các phong tục tập quán riêng. Xứ sở Chùa Vàng là một quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng Phật giáo, bên cạnh Lào, Campuchia, Myanmar. Vì thế, các phong tục tập quán Thái Lan thường gắn liền Phật giáo. Dù là du lịch theo tour giá rẻ hay tự túc thì chúng ta cần quan tâm đến một số phong tục đặc trưng của người Thái. Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu 13 phong tục của xứ sở Chùa Vàng.

1. Giới thiệu sơ nét về nền văn hóa Thái Lan 

Thái Lan là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu Đông Nam Á. Với nền văn hóa lâu đời, Thái Lan sở hữu nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc, độc đáo, cảnh quan thiên nhiên trù phú. Trong đó, Bangkok, Chiang Mai và Pattaya là ba thành phố du lịch thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm.

Vì vị trí địa lý gần nhau nên các phong tục tập quán Thái Lan và Việt Nam có vài điểm giống nhau về mặt văn hóa như thờ cúng tổ tiên, đạo Phật, các lễ hội tôn giáo, đền, chùa,...

các phong tục tập quán thái lan - Giới thiệu sơ nét về nền văn hóa Thái Lan 

Thái Lan nổi tiếng với nền văn hóa, phong tục tập quán lâu đời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, các phong tục tập quán Thái Lan đặc trưng còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các quốc gia mang đậm dấu ấn Phật giáo khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia. Chính vì điều đó mà Thái Lan là một trong những quốc gia có nhiều chùa chiền nhất trên thế giới do những tác động lớn từ tư tưởng Phật giáo và giao thoa văn hóa. 

>>> Xem thêm: Rút sạch ví với những khu chợ nổi tiếng ở Bangkok Thái Lan

2. Các phong tục tập quán Thái Lan đặc trưng 

Các phong tục tập quán Thái Lan được xem là nghi thức không thể thiếu trong văn hóa Thái Lan. Dù người Thái có tư tưởng sống thoáng, cởi mở nhưng họ luôn coi trọng phong tục tập quán truyền thống. Do đó, nếu có cơ hội đến Thái Lan, bạn cần chú ý các phong tục tập quán của nước bạn để không phạm vào kiêng kỵ văn hóa nhé!

2.1 Chắp tay chào hỏi 

Hành động “chắp tay chào hỏi” của người Thái Lan đã trở thành một nét văn hóa đẹp, không thể lẫn với bất kỳ nơi đâu. Kiểu chào hỏi chắp tay còn được người Thái gọi là “Wai”. Đây là một kiểu chào truyền thống mang đậm màu sắc từ văn hóa Hindu (Ấn Độ), thể hiện lòng tôn kính đối với người đối diện. 

Hành động chắp tay theo hình dáng của một búp sen được xem là biểu tượng cho sự tôn trọng, hòa nhã trong giao tiếp hằng ngày. Bởi vì hoa sen được coi là loài hoa cao quý thể hiện lòng kính trọng trong Phật giáo. 

các phong tục tập quán thái lan - chắp tay chào hỏi

Chắp tay chào hỏi là phong tục tập quán quen thuộc mà bạn có thể thấy ở Thái Lan (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, khi hai tay càng ép sát vào lồng ngực thì càng thể hiện lòng tôn kính đó xuất phát từ cái tâm, tấm lòng của người chào đối với người đối diện. “Wai” không chỉ được sử dụng khi chào hỏi lẫn nhau mà người Thái còn thực hiện hành động này khi muốn nói lời cảm ơn, xin lỗi. 

Đây được xem là một trong các phong tục tập quán Thái Lan phổ biến mà bạn dễ dàng bắt gặp trong các bộ phim Thái Lan. Thế nhưng, nếu bạn chưa biết thì đừng cảm thấy kỳ lạ khi người Thái chắp tay chào hỏi bạn nhé! Ngoài ra, vị trí đặt tay còn phụ thuộc vào thân phận, địa vị đối với người đối diện. Đối với cha mẹ, Đức Vua hoặc người có thân phận cao quý, họ còn kết hợp với việc quỳ lạy khi chào hỏi.

2.2 Chú ý đến bàn chân và đầu của bạn

Đối với người Thái Lan, mọi bộ phận trên cơ thể đều mang ý nghĩa quan trọng riêng. Trong đó, đầu là vị trí tôn quý, linh thiêng nhất (bao gồm cả trẻ em). Vì thế, nếu bạn tùy tiện chạm vào đầu của một ai đó thì được xem là sự vô lễ, nỗi sỉ nhục to lớn đối với họ. 

Trái ngược với đầu, chân được xem là nơi “kém giá trị” nhất trong văn hóa Thái Lan. Nếu bạn để chân cao hơn đầu của một ai đó thì được xem là bất lịch sự. Do ảnh hưởng phong tục tập quán này mà chân của Thái không bao giờ chĩa thẳng vào người đối diện. Thay vào đó, chân của họ sẽ đổi sang hướng khác để tuân thủ theo quy tắc này. Theo quan điểm trong văn hóa giao tiếp Thái Lan, chĩa hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều được xem thiếu tôn trọng, bất lịch sự. 

Từ các phong tục tập quán Thái Lan kể trên, du khách nên lưu ý đặc biệt đến hai bộ phận trên cơ thể là đầu và bàn chân. Vì đây là những nguyên tắc cơ bản mà người Thái vô cùng xem trọng trong giao tiếp hằng ngày.

Khuyến mãi HOT:Tour du lịch Tết Thái Lan 4N3Đ

2.3 Ẩm thực Thái Lan

Quả thật thiếu sót nếu không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong các phong tục tập quán Thái Lan. Các món ăn Thái Lan là sự kết hợp hoàn hảo giữa các hương vị chua, cay, mặn, đắng và ngọt. Vì thế, một số món ăn mang đậm chất Thái như Pad Thái, Toyum, xôi xoài, gỏi đu đủ,... đều có ít nhất 2 hương vị quan trọng kể trên. 

Đặc trưng của các món Thái thường và vị chua cay pha lẫn chút vị ngọt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị cay hòa quyện hài hòa với vị chua, ngọt khiến bất kỳ “vị khách khó tính” nào cũng phải “ngất ngây, mê đắm”.

các phong tục tập quán thái lan - ẩm thực thái lan

Tomyum là một trong những món ăn nổi tiếng làm nên thương hiệu cho ẩm thực Thái Lan (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sở dĩ ẩm thực Thái Lan đa dạng đến thế là nhờ vào việc giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới như Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar. Do đó, chỉ cần đặt chân đến Thái Lan, du khách tha hồ chọn lựa một món ăn phù hợp với khẩu vị của mình. 

2.4 Hạn chế và cẩn trọng những cử chỉ thân mật ở nơi đông người

Do chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng Phật giáo nên các phong tục tập quán Thái Lan đều kín đáo, tinh tế. Chính vì thế mà các hành động thể hiện tình cảm thân mật giữa chốn đông người được xem là thiếu tế nhị, vô duyên ở Thái Lan. 

các phong tục tập quán thái lan - Hạn chế và cẩn trọng những cử chỉ thân mật ở nơi đông người

Hạn chế các cư chỉ thân mật ở Thái Lan là nguyên tắc ứng xử cơ bản Thái Lan (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, những cử chỉ ôm, hôn đều được xem là phản cảm. Mặc dù giới trẻ ngày này đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn nhưng hành động thân mận ở nơi công cộng vẫn khiến người khác cảm thấy khó chịu. Do đó, hãy lưu ý về nguyên tắc ứng xử này nếu bạn có dịp đến Thái Lan.

>>> Xem thêm: Những hòn đảo xinh đẹp nhất ít người biết của du lịch Thái Lan

2.5 Nữ giới hãy giữ khoảng cách với các vị sư

Theo thống kê, ở Thái Lan có đến 96% dân số theo đạo Phật nên các phong tục tập quán Thái Lan chịu ảnh hưởng lớn bởi giáo lý Phật giáo. Do vậy, một số quy định trong Phật giáo trở thành nguyên tắc ứng xử bất thành văn ở đất nước này. Trong đó, phụ nữ phải giữ khoảng cách với nhà sư là quy tắc quan trọng nhất. 

Theo quy tắc, một cô gái trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được tiếp xúc trực tiếp với nhà sư. Ngược lại, các nhà sư không được phép lại gần hay chạm vào cô gái. Thậm chí, khi sử dụng phương tiện công cộng chung như xe bus, tàu điện ngầm,... nữ giới cũng không được ngồi gần các nhà sư mà phải chủ động gia tăng khoảng cách, tránh tiếp xúc gần nhất có thể.

2.6 Không nói về Nhà Vua

Hoàng gia Thái lan có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa, đời sống tinh thần của người dân bản địa. Vì thế, hoàng gia và các thành viên trong hoàng tộc được toàn bộ người dân Thái Lan dành một sự tôn kính tuyệt đối. Điều này được minh chứng rõ ràng qua hình ảnh Vua xuất hiện ở khắp mọi miền đất nước ở xứ sở Chùa Vàng. 

Bạn sẽ gặp một sai lầm rất lớn nếu đánh giá xấu về Nhà Vua hay bất kỳ ai trong hoàng tục, dù chỉ là lời nói bông đùa. Vì thế, bạn nên tránh đề cập đến hoàng gia Thái Lan dưới bất kỳ hình thức nào. Đồng thời, bạn cũng đừng giẫm lên tiền xu hay tiền giấy bị rơi vì trên mặt đồng tiền có in hình ảnh của Nhà Vua. Hành động này được xem như là một sự xúc phạm.

Vi vu Thái Lan:Tour du lịch Bangkok – Thái Lan 5N4Đ

2.7 Ăn mặc kín đáo khi đến đền chùa

Thái Lan là quốc gia Phật giáo lâu đời nên người bản địa sẽ có các phong tục tập quán Thái Lan khắt khe về diện mạo hay vẻ bề ngoài. Vì thế, bạn nên ăn mặc gọn gàng, kín đáo khi đến chùa, đền thờ, tu viện, cung điện hoặc bất kỳ địa điểm tôn giáo nào. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn mang đến một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam trong mắt nước bạn. 

các phong tục tập quán thái lan - Ăn mặc kín đáo khi đến đền chùa

Cách ăn mặc gọn gàng, kín đáo luôn tạo thiện cảm tốt với người bản địa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Một trang phục kín đáo theo quan điểm của người Thái Lan là quần áo che đầu gối, áo có tay, không hở hang. Những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây đều bị từ chối vào đền chùa cho đến khi có sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế ăn mặc luộm thuộm khi tham quan các địa điểm linh thiêng. Bởi vì, cách ăn mặc này cũng khiến họ phật lòng. 

2.8 Cẩn thận với một số dịch vụ massage

Dịch vụ massage là một trong những trải nghiệm hấp dẫn nhất Thái Lan, được nhiều khách quốc tế ưa chuộng. Bởi vì, các dịch vụ massage Thái Lan rất phong phú mà mức giá vô cùng phải chăng. Do đó, thật là uổng phí nếu bạn không trải nghiệm một lần trong đời dịch vụ massage ở Thái Lan.

các phong tục tập quán thái lan - Cẩn thận với một số dịch vụ massage

Du khách chỉ nên tìm đến các dịch vụ massage uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tuy nhiên, nhiều nơi lợi dụng dịch vụ này để thực hiện một số hoạt động tiêu cực. Vì thế, bạn hãy cẩn thận với các cửa hàng massage có biển hiệu ghi là “Happy girls”. Bởi vì bất kỳ cửa hàng nào gắn mác “cô gái hay phụ nữ” thì chắc chắn rằng nơi đó là một nhà thổ. 

2.9 Hãy cởi giày

Một trong các phong tục tập quán Thái Lan bất thành văn khi đến thăm nhà một ai đó hay đền chùa là phải cởi giày trước. Việc cởi giày được xem như là một cách bày tỏ sự tôn trọng đến đối phương hoặc các địa điểm tôn giáo. Bên cạnh đó, nếu thăm nhà của người Thái Lan, bạn đừng bao giờ bước lên ngưỡng cửa vì họ tin rằng đó là nơi linh hồn của người quá cố trú ngụ. 

>>> Xem thêm: Du lịch Thái Lan và những góc ảnh rực rỡ sắc màu trong năm mới

2.10 Ăn với thìa

Người Thái không dùng đũa khi ăn như người Việt Nam hay các quốc gia Đông Á khác. Hai dụng cụ duy nhất mà người Thái sử dụng là thìa và nĩa. Đầu tiên, họ sẽ cho cơm và thức ăn vào đĩa. Sau đó, tay trái cầm nĩa, tay phải cầm thìa. Người quan trọng nhất trong bàn ăn sẽ ngồi giữa bàn. 

các phong tục tập quán thái lan - Ăn với thìa

Người Thái chỉ sử dụng thìa và nĩa khi ăn uống (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bữa ăn chỉ chính thức bắt đầu khi người lớn tuổi trên bàn “động thìa” trước. Từ đó, những người khác mới được phép ăn. Đây được xem là một trong các phong tục tập quán Thái Lan đặc sắc khi có sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các quốc gia lân cận.

Ngoài ra, việc để lại thức ăn thừa trên bàn ăn được xem là một trong những điều cấm kỵ trong văn hóa ẩm thực của người Thái. Vì thế, bạn chỉ nên lấy lượng thức ăn vừa đủ hoặc từ chối nếu món ăn không hợp khẩu vị của bạn. Đừng nên cả nể nhận lấy rồi để lại thức ăn thừa nhé! Bạn có thể lựa lời từ chối lịch sự với đối phương vì không ai có thể trách cứ một người có thái độ chân thành cả.

2.11 Giữ thái độ hòa nhã

Không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan được mệnh danh “đất nước của những nụ cười”. Đối với người Thái, việc kiềm chế cảm xúc và giữ thái độ hòa nhã vô cùng quan trọng trong văn hóa ứng xử. Giận dữ là từ ngữ không bao giờ có trong từ điển giao tiếp của người Thái. Nếu ai đó bắt đầu nóng giận về một vấn đề nào đó, họ thường bỏ đi để cân bằng lại cảm xúc, chứ không ngồi tranh cãi hay đôi co. 

Theo các phong tục tập quán Thái Lan, nếu thể hiện trạng thái nóng giận thì đây có thể là một phần lý do dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Vì thế, người Thái thường cư xử rất thân thiện, hòa nhã và cố gắng hạn chế khơi mào những mâu thuẫn, xung đột. Nếu có cơ hội du lịch Thái Lan, bạn hãy nên giữ thái độ bình tĩnh và hòa nhã, ngay cả khi phải đối mặt tình huống không đáng có. 

2.12 Dừng mọi hoạt động lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều

Nếu bạn từng đến thủ đô Bangkok, bạn sẽ quen thuộc với bài quốc ca Thái Lan được phát sóng vào mỗi 8 giờ sáng và 6 giờ chiều ở nơi công cộng. Vào hai khung giờ này, người dân sẽ gác mọi công việc lại và đứng yên cho đến khi bài hát kết thúc. Đây được xem là hoạt động thường nhật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Bangkok. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn là nét văn hóa rất riêng của Thái Lan.

Các phong tục tập quán Thái Lan là một trong những điều quan trọng không thể thiếu trong mọi chuyến du lịch Thái Lan. Vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin về văn hóa, phong tục tập quán của một quốc gia khi bạn sắp đặt chân đến vô cùng cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ từ Vietnam Booking, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về xứ sở Chùa Vàng. Liên hệ đến Vietnam Booking qua hotline 1900 3398 để được tư vấn đặt vé máy bay Thái giá tốt nhất nhé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH THÁI LAN

752 lượt xem | Dương Mỹ Linh