Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Mục lục [Hiện]
  1. Tổng quan chùa Hương
  2. Đi du lịch chùa Hương lúc nào đẹp nhất?
    1. 2.1 Thời điểm du lịch thích hợp
    2. 2.2 Lễ hội chùa Hương diễn ra vào lúc nào?
  3. Cách di chuyển đến chùa Hương
  4. Giá vé đi chùa Hương
  5. Những điểm đến không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch chùa Hương
    1. 5.1 Đền Trình
    2. 5.2 Chùa Thiên Trù
    3. 5.3 Động Hương Tích
    4. 5.4 Đền Vân Song
    5. 5.5 Chùa Giải Oan
    6. 5.6 Động Hinh Bồng
  6. Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Du lịch chùa Hương không chỉ đưa ta về miền tâm linh nổi tiếng du lịch miền Bắc, mà còn là một trong những danh thắng hấp dẫn cả nước. Nếu bạn đang có ý định lên lịch trình tham quan chùa Hương thì đừng bỏ lỡ các kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết và hữu dụng dưới đây.

Tổng quan chùa Hương

Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hương Sơn, ngụ ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là quần thể văn hóa và tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam với nhiều đền chùa, đình thờ cúng tín ngưỡng.

Những người con vùng đất thủ đô thường dành ra một ngày vào cuối tuần để viếng cảnh chùa Hương, tìm thấy sự an lạc trong tâm hồn cũng như tái tạo năng lượng sau những ngày bộn bề công việc. Đây là khu vực danh lam thắng cảnh có sự kết hợp hài hòa giữa núi non, song suối với đồng ruộng, tạo tác nên một khung cảnh thiên nhiên hài hòa, đa dạng, tuyệt mỹ như một bức tranh sơn thủy.

Hành trình viếng thăm chùa Hương không chỉ đưa người lữ khách về với đất Phật, mà chúng ta còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời. Nếu còn chưa biết nên lên lịch trình như thế nào, các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa Hương chi tiết của Vietnambooking.com sau đây.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

Chùa Hương là điểm đến linh thiêng nổi tiếng nhất cả nước (Ảnh: Sưu tầm)

Đi du lịch chùa Hương lúc nào đẹp nhất?

Thời điểm du lịch thích hợp

Khách du lịch có thể tới chùa Hương vào mọi mùa trong năm, đây cũng là điểm đến thu hút du khách khắp mọi miền đến hành hương, lễ Phật và vãn cảnh chùa. Nét hấp dẫn nhất của chùa Hương đến từ thiên nhiên hữu tình, với sự kết hợp hài hòa giữa núi cao, nước xanh nên thời tiết quanh năm vô cùng mát mẻ.

Theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương của nhiều người thì những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thì chùa càng trở nên đông đúc hơn cả. Nhất là trong khoảng thời gian từ rằm tháng Giêng cho đến giữa tháng 2 âm lịch là giai đoạn cao điểm của mùa hành hương đầu năm. Thế nên nếu muốn đi tham quan chùa Hương du khách không nên lựa chọn khoảng thời gian này.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Bạn có thể đến chùa Hương mọi mùa trong năm nhưng đông nhất là vào lễ hội chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

Khách du lịch Hà Nội đến chùa Hương vào tầm cuối tháng 3 âm lịch sẽ được chiêm ngưỡng mùa hoa gạo nở đỏ rực đôi bờ suối Yến. Đây là thời điểm du lịch chùa Hương khá lý tưởng. Ngoài ra những tháng cuối năm như 9, 10, 11, 12 cũng nên thơ không kém để hành hương lễ chùa và cảm nhận khung cảnh bình yên nơi đây.

Lễ hội chùa Hương diễn ra vào lúc nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch và thu hút rất nhiều Phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Thời gian khai hội chùa hương là mùng 6 tháng Giêng hằng năm, đây vốn là ngày khai sơn, mở rừng, nhưng sau này lại mang ý nghĩa khai chùa, mở chùa.

Vào dịp này có rất nhiều Phật tử gần xa về nơi đây hành hương, lễ Phật cầu cho gia đình và bản thân có được một năm thuận lợi. Khách du lịch Hà Nội tới chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ được thưởng thức các chương trình văn nghệ như hát văn, hát chèo hay các cuộc thi chèo thuyền, leo núi… Đây là thời điểm rất lý tưởng để chúng ta tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương, nhưng khoảng thời gian này cũng khó đảm bảo an ninh trật tự bởi lượng khách quá tải.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Du lịch chùa Hương vào mùa lễ hội bạn sẽ có dịp thưởng thức chương trình văn nghệ như hát văn, hát chèo... (Ảnh: Sưu tầm)

Cách di chuyển đến chùa Hương

Vị trí chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km. Sau khi đã lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp như xe khách, tàu hỏa mặc vé máy bay đi Hà Nội thì chúng ta có rất nhiều cách để tới chùa Hương như đi ô tô, xe bus hoặc xe ôm. Nhưng bởi quãng đường không quá dài nên phần lớn mọi người sẽ lựa chọn đi bằng xe máy. Thời gian chạy từ trung tâm Hà Nội cho tới chùa Hương chỉ mất khoảng 1h30 phút.

Đi bằng xe máy: Bạn có thể đi theo tuyến đường sau: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân -> Hà Đông -> ngã ba Ba La -> Vân Đình -> Chùa Hương.

Lưu ý: Bạn có thể dùng Google maps hoặc bạn hỏi thăm người dân địa phương quanh đó để đến Chùa Hương dễ dàng hơn. Hơn nữa cũng phải nhớ luôn mang theo đầy đủ giấy tờ xe, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.

Đi bằng ô tô: Nếu nhà có ô tô cá nhân hoặc thuê ô tô riêng thì bạn có thể đi theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ -> Đồng Văn -> Quốc lộ 38 -> chợ Dầu -> Chùa Hương.


►►►Xem thêm: Tour Hà Nội Tây Thiên 1 ngày


Đi bằng xe bus: Một số chuyến xe bus về Chùa Hương hiện nay đang hoạt động là:

  • Tuyến bus 211 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 78 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 75 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)

Sau khi đã tới nơi, du khách sẽ phải đi đò trong thung lũng Suối Yến. Chúng ta có thể lựa chọn hình thức leo núi để có thể tự do ngắm cảnh. Hoặc nếu không đủ sức thì nơi đây cũng đã có hệ thống cáp treo vô cùng an toàn và thuận tiện cho mọi người di chuyển.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Đi đò là cơ hội để du khách ngắm cảnh sắc quanh suối Yến (Ảnh:TTXVN)

Giá vé đi chùa Hương

Giá vé đi chùa Hương trong năm 2022 cũng không thay đổi so với năm trước, được giữ nguyên là:

  • Vé thắng cảnh chùa Hương: 80.000 đồng/người (gồm vé vào chùa áp dụng cho 21 điểm di tích thắng cảnh tại chùa Hương).
  • Vé đò chùa Hương: 50.000 đồng/người cho cả lượt vào và ra, được áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích. Còn tuyến Tuyết Sơn, Long Vân thì giá vé đò, thuyền là 35.000 đồng/người.
  • Vé cáp treo chùa Hương hai chiều: 180.000 đồng/vé người lớn và 120.000/vé trẻ em. Giá vé một chiều là 120.000 đồng/vé người lớn và 90.000 đồng/vé trẻ em.

Những đối tượng đặc biệt được miễn phí vé hoàn toàn là thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m dưới 10 tuổi. Ngoài ra cẩm nang du lịch chùa Hương cũng lưu ý rằng khách hành hương lễ phật, thắng cảnh ngày 23/11 (ngày di sản), ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên Đán, ngày 15/4 (ngày lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí vé.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Chỉ với 80.000 đồng bạn đã có được tấm vé ngắm 21 điểm di tích của chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

Những điểm đến không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch chùa Hương

4 tuyến hành hương tại chùa Hương là:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương Hà Nội sẽ chỉ cho bạn biết một số điểm đến đặc sắc nhất ở đây. Nếu có cơ hội trải nghiệm với tour giá rẻ thì bạn đừng quên ghé tham quan nhé.

1. Đền Trình

Có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, ngôi đền nhỏ này nằm ngay bên bìa phải dòng suối Yến, cách bến đò tầm 500m. Đền Trình được xây dưới chân núi Ngũ Nhạc, một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo nên hình dáng hệt như con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam. Tại đây có thờ các vị sơn quân canh giữ rừng núi, cửa chùa, có một tục ít ai bỏ qua khi ghé thăm chùa Hương là tới đền trình diện trước.

Sau khi dâng lễ ở đền, đò tiếp tục đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi có tên rất lạ như là: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi đến thẳng bến đò Thiên Trù – nơi bắt đầu hành trình leo núi. Cẩm nang du lịch chùa Hương mách bạn, nếu biết cách gợi chuyện khéo léo với người lái đò thì chúng ta còn nghe được họ kể tường tận từng địa danh, câu chuyện gắn liền với danh thắng chùa Hương.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

 Đền Trình nằm bên bìa dòng suối Yến (Ảnh: Sưu tầm)

2. Chùa Thiên Trù

Nằm ngay trên thềm núi Lão và được xây từ thời vua Lê Thánh Tông. Chùa Thiên Trù được ví như một lâu đài nguy nga mà tráng lệ “Biệt chiếm nhất nam thiên” ngay giữa núi rừng Hương Sơn. Có thể xem đây là một công trình văn hóa nghệ thuật Lê – Nguyễn có bố cục rất hài hòa và đủ phương tiện sinh hoạt cho hang trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Chùa Thiên Trù nằm trên thềm núi Lão ​(Ảnh: Sưu tầm)

Tư vấn miễn phí tour Chùa Hương

3. Động Hương Tích

Nơi đây được xem là trung tâm thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách. Có thể nói, nếu ghé chùa Hương mà chưa đặt chân đến động Hương Tích là coi như chưa đi. Động Hương Tích nằm cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đây là nơi thờ Phật lớn nhất của di tích chùa Hương.

Cứ nhắc đến trẩy hội chùa Hương là nhắc đến chùa trong động này, với rất nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793).

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Động Hương Tích là nơi thờ Phật lớn nhất của di tích chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

4. Đền Vân Song

Hay còn được gọi là đền Cửa Võng, ngày xưa đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dân làng Yến Vỹ xây dựng từ thuở xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng’’ tên hiệu Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu. Bởi địa thế nằm trên núi cao, dưới chân núi là thung lũng khá sâu nên nhìn qua thung lũng trông như một võng núi.

Không chỉ là cảnh đẹp mà đền còn là nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa, lịch sử chùa Hương. Cột mốc 9/5/1958 đánh dấu thời điểm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Bác Hồ đã ghé thăm và nghỉ trưa tại đây.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Đền Vân Song được dân làng Yến Vỹ xây dựng từ thuở xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng’’ (Ảnh: Sưu tầm)


ĐỪNG BỎ LỠ Tour Hà Nội Hồ Ba Bể 2 ngày 1 đêm


5. Chùa Giải Oan

Trên đoạn đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét là tới suối Giải Oan. Trong chùa có một giếng nước nhỏ, trong mát gọi là giếng Thiên Nhiên thanh trì. Hai bên chùa có hai hang động nhỏ: động thuyết kinh bên phải, am Phật Tích bên trái. Tương truyền, người đi chùa tin rằng hễ có oan khuất không thể giải bày hoặc chia sẻ cùng ai thì đến chùa Giải Oan sẽ cảm thấy thanh thản. 

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Chùa Giải Oan có giếng nước Thiên Nhiên thanh trì (Ảnh: Sưu tầm)

6. Động Hinh Bồng

Nếu cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp tại động Hương Tích thì đến động Hương Tích chúng ta sẽ có cảm giác khác biệt hẳn, bỗng thấy thoáng đãng, thư thái hơn. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương thì đường tới đây bắt đầu từ cổng chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Nhưng trên đoạn đường ấy chắc hẳn sẽ có những lúc chúng ta thầm cảm phục người đã mở đường và đặt từng viên đá, bậc thang chốn này.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Đoạn đường lên động Hinh Bồng có những bậc thang khá cao và dốc (Ảnh: Sưu tầm)

Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Chọn trang phục lịch sự

Đi lễ chùa hay tham quan thắng cảnh chùa Hương chúng ta cũng phải lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo như quần áo tối màu, có cổ, mặc quần thay cho váy. Tuyệt đối tránh việc ăn mặc phản cảm khi lên chùa dâng hương. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải leo bậc thang và đi bộ khá nhiều, nên bí kíp du lịch chùa Hương mách bạn rằng hãy lựa chọn những đôi giày thể thao hoặc giày bệt để di chuyển thoải mái.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Khi đến chùa Hương bạn nên mặc trang phục lịch sự để lễ Phật (Ảnh: Sưu tầm)

Chuẩn bị lễ tại nhà

Một số du khách hành hương về chùa hay băn khoăn sắm mấy lễ thì được nên không chuẩn bị trước ở nhà. Mặc dù dọc cổng chùa có rất nhiều gian hàng bày bán đầy đủ lễ, nhưng chúng ta cũng nên chuẩn bị sẵn, đầy đủ sớ hay đồ lễ cần thiết để tránh trường hợp bị ép giá.

Lưu ý khi mua đồ lưu niệm về làm quà

Khu di tích Hương Sơn bày bán rất nhiều đặc sản, đồ lưu niệm để khách du lịch chùa Hương mua về làm quà. Nhưng bạn nên trả giá trước để tránh bị ép giá cao, nhất là trong những kỳ lễ hội. Nếu là đồ ăn đóng hộp như bánh củ mài, bánh rau sắng… thì hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng.

Một món quà mang đậm bản sắc mà chúng ta nên mua về là mơ chùa Hương. Từng quả mơ mọng nước có sắc vàng hoặc hơi tím chắc chắc sẽ làm bao người lữ khách phải dừng chân đắn đo. Thêm cả rau sắng cũng đã đi vào ca dao “Ai đi trẩy hội chùa Hương –  Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm – Mớ rau sắng, quả mơ non – Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương siêu chi tiết

Mơ chùa Hương là thức quà đặc sản mà ai cũng nên mua mang về (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo quản đồ dùng cá nhân ở nơi đông người

Khi di chuyển ở những nơi đông người chúng ta nên đặc biệt lưu ý vấn đề bảo quản tốt tư trang, đeo ví tiền, điện thoại ngay trước ngực để tránh kẻ gian móc trộm.

Chuẩn bị đồ ăn uống tại nhà

Đi lễ Phật hoặc tham quan chùa Hương chúng ta nên chuẩn bị chút đồ ăn ở nhà để có thể dừng ăn dọc đường. Việc chuẩn bị này cũng giúp chúng ta chủ động hơn trong chuyến đi của mình. Dù trên đoạn đường hành hương cũng có rất nhiều hàng quán bán đồ ăn, nước giải khát nhưng chất lượng không đảm bảo và giá thành thường cao. Bạn có thể bỏ sẵn nước lọc, bánh mì, xôi, giò, trái cây… vào giỏ mang đi.

Xem trước thời tiết

Một bí kíp du lịch chùa Hương chúng ta phải luôn nhớ là xem trước dự báo thời tiết khu vực để kịp chuẩn bị đồ. Nếu có nguy cơ mưa thì bạn hãy mang theo dù, áo mưa để sử dụng.

Không chỉ thu hút Phật tử, mà bao con dân Việt Nam còn ngóng trông ngày khai hội chùa Hương Hà Nội mỗi năm. Bởi nơi đây không chỉ là địa danh linh thiêng, nó còn là một trong những điểm đến vãn cảnh hoàn hảo trong lịch trình du lịch Hà Nội của du khách. Sau khi đã tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa Hương chi tiết trên đây thì bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900 3398 để được tư vấn miễn phí các tour du lịch chùa Hương ngay hôm nay nhé!

Tư vấn miễn phí tour Chùa Hương

481 lượt xem | Vietnam Booking