Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Các nước châu Á đón tết Trung Thu như thế nào?

Mục lục [Hiện]
  1. Singapore – Ngập tràn màu sắc của lồng đèn
  2. Malaysia, Philippines – Đậm màu sắc văn hóa của người Hoa
  3. Thái Lan – Thiêng liêng và ấm cúng
  4. Nhật Bản – Lễ hội ngắm trăng
  5. Hàn Quốc – Tết đoàn viên
  6. Trung Quốc – Cái nôi của Tết trung thu
  7. Hồng Kông – Độc đáo điệu múa rồng lửa
  8. Đài Loan – Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động hấp dẫn
  9. Việt Nam – Tết thiếu nhi

Cứ gần đến ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm, không khí Tết Trung Thu (Fullmoon/Mid autumn Festival) lại rộn rã tại các nước Châu Á. Vào ngày trăng tròn đẹp nhất trong năm, những nước như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… tổ chức nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn. Đặc biệt, từ trước Tết Trung Thu 1 tháng, công tác chuẩn bị cho lễ hội khá rầm rộ, cũng khiến dân địa phương và du khách du lịch dịp Tết háo hức mong chờ. Cùng Vietnam Booking dạo một vòng châu Á, xem họ đón tết Trung Thu như thế nào nhé!

Singapore – Ngập tràn màu sắc của lồng đèn

Trung thu là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh. Vào dịp Tết Trung Thu, một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung Thu (Moon Cake).

Đèn hoa được trang trí khắp đường phố Singapore. Nguồn ảnh: Internet

Chinatown được trang trí rực rỡ bởi lồng đèn nhiều màu sắc. Nguồn ảnh: Internet

Nơi tổ chức ngày Tết này rầm rộ nhất là khu người Hoa (Chinatown). Tại đây, nhiều cửa hàng bán đèn lồng và các vật dụng liên quan đến ngày Trung thu. Thông thường, đường xá, hàng quán được trang trí màu sắc tết Trung thu trước đó hàng tháng trời.

>>> Tham khảo Tour du lịch Châu Á - Singapore

Malaysia, Philippines – Đậm màu sắc văn hóa của người Hoa

Người dân Malaysia cũng làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 hàng năm. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong nhà, ngoài ngõ trong ngày này. Suốt mùa lễ hội, bánh Trung thu được bày bán ở hầu hết các quầy hàng, đặc biệt nhiều ở khu người Hoa. Truyền thông đại chúng đều có nội dung hướng về ngày lễ truyền thống này. Vào ngày trăng đẹp nhất năm, người dân tổ chức múa lân, sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí khác.

Không khí Trung thu ở Malaysia. Nguồn ảnh: Internet

Ở thủ đô Manila, Philippines, Hoa kiều thường tổ chức các hoạt động rộn ràng để đón Trung thu trong suốt 2 ngày. Khách du lịch tới Philippines trong dịp này được chiêm ngưỡng màn diễu hành múa lân, diễu hành với trang phục dân tộc, đèn lồng và xe hoa. Ở khu phố Tàu, không khí nhộn nhịp khác hẳn mọi khi. Mọi căn nhà, lối ra vào ở phố người Hoa đều treo đèn kết hoa khắp nơi, các cửa hàng cũng tranh thủ bày bán bánh Trung thu tự làm hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc với màu sắc cực bắt mắt.

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Malaysia đặc sắc

Thái Lan – Thiêng liêng và ấm cúng

Người Thái cũng tổ chức lễ Trung thu vào đúng ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, khắp “đất nước của chùa chiền” người ta tổ chức lễ cúng trăng và mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Bàn thờ truyền thống phải có quả đào và bánh Trung thu. Theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang trái đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, để chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

Lồng đèn được trang trí trên đường phố Thái Lan. Nguồn ảnh: Internet

Và rực rỡ khi đêm về. Nguồn ảnh: Internet

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Thái Lan hấp dẫn

Nhật Bản – Lễ hội ngắm trăng

Tại xứ Phù Tang cũng chào đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, người dân Nhật thường gọi là Lễ hội ngắm trăng. Tết Trung thu được du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất.

Bánh gạo truyền thống Nhật Bản. Nguồn ảnh: Internet

Ngày nay, người Nhật không sử dụng lịch âm nữa, tuy vậy Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ. Trong dịp này, người Nhật vừa ngắm trăng, vừa thưởng thức những món ăn truyền thống. Thông thường họ sẽ sắp xếp thành một mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò và dùng món. Bánh được sử dụng phổ biến trong ngày này ở Nhật là bánh gạo nếp. Trẻ em Nhật Bản cũng tham gia vào lễ hội rước cá chép. Đèn lồng cá chép của Nhật tượng trưng cho lòng dũng cảm, đặc biệt là đối với các bé trai. 

Lồng đèn của Nhật Bản cũng được trang trí tinh tế. Nguồn ảnh: Internet

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Nhật Bản mùa thu

Hàn Quốc – Tết đoàn viên

Ngày lễ rằm tháng 8 âm lịch ở Hàn Quốc có tên gọi là Chuseok. “Chuseok” có nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất trong năm theo tiếng Hàn. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu - mùa thu hoạch mùa màng. Do đó, Trung thu ở Hàn Quốc còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới thu hoạch được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

Trung Thu ở Hàn Quốc là dịp đoàn viên gia đình. Nguồn ảnh: Internet

Những năm gần đây, Chuseok mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó không chỉ là lễ hội thu hoạch mùa màng mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người thân đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Vì vậy, Chuseok được coi là dịp lễ tạ ơn ở Hàn Quốc, ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Hàn Quốc mùa thu

Trung Quốc – Cái nôi của Tết trung thu

Là cái nôi của ngày tết Trung Thu, người Trung Quốc cổ đại đã có phong tục ngắm trăng vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Theo các ghi chép lại từ lịch sử Trung Hoa cũng đề cập rất nhiều đến ngày Tết này, người dân địa phương thường có buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời nhà Chu, cứ đến rằm tháng 8, người dân đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn lễ họ bày biện nhiều thứ như bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho... Trong đó, bánh Trung thu và dưa hấu là hai thứ bắt buộc phải có. Dưa hấu còn phải được tỉa thành hình hoa sen. Ngày nay, Tết Trung Thu của Trung Quốc còn có nhiều hoạt động hấp dẫn như: ngắm trăng, thưởng thức bánh trung thu, thả hoa đăng, giải câu đố...

Không khí Trung Thu tại chính quê hương của nó. Nguồn ảnh: Internet

Biểu tượng rồng, lân, sư, hoa sen... được trang trí ở mọi nơi. Nguồn ảnh: Internet

Và không thể thiếu bánh trung thu. Nguồn ảnh: Internet

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Trung Quốc

Hồng Kông – Độc đáo điệu múa rồng lửa

Những người Hồng Kông có một cách đặc biệt để đón Tết Trung Thu, nhất là ở Tai Hang, nơi từng là làng chài của thôn Hakka. Vào năm 1880, dân làng phải chịu đựng cơn ác mộng khi cuộc sống của họ bị đe doạ bởi cơn bão khủng khiếp. Để đảo ngược vận mệnh của mình, họ đã nhảy điệu múa rồng lửa trong vòng 3 ngày liên tiếp.

Tết Trung thu ở Hồng Kông vô cùng nhộn nhịp. Nguồn ảnh: Internet

Điệu múa rồng lửa Tai Hang đặc trưng của Tai Hang. Nguồn ảnh: Internet

Điệu múa rồng lửa Tai Hang vẫn được duy trì qua nhiều đời con cháu cho đến ngày nay. Con rồng được làm bằng mây và rơm, bọc bằng cây hương đốt, và diễu hành qua các đường phố. Buổi diễu hành này được dẫn bởi hai thanh niên đi đầu với cây hương. Hoạt động này đã được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của Trung Quốc vào năm 2011. 

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Hồng Kông

Đài Loan – Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động hấp dẫn

Ở xứ Đài, Tết Trung Thu là kì nghỉ lớn trong năm, với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt là các bữa tiệc nướng được tổ chức khắp nơi. Vào những năm 80 sau chiến dịch quảng cáo truyền hình của các công ty nước sốt thịt nướng, các bữa tiệc nướng ngoài trời gần như một phần của mọi cuộc tụ họp gia đình trong Tết Trung Thu. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan đã hạn chế các địa điểm nướng thịt vì những lo ngại môi trường, chỉ cho phép ăn thịt nướng công cộng trong các công viên ven sông và các khu vực được chỉ định khác.

Thả đèn trời cầu bình an dịp tết Trung thu ở Đài Loan. Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, tại đảo ngọc vào dịp Tết Trung Thu, đèn trời được thả cùng lời nguyện ước bình an và hạnh phúc, du khách cũng có thể nhâm nhi bánh trung thu và trà trứ danh Đài Loan cũng rất tuyệt.

>>> Tham khảo tour du lịch Châu Á - Đài Loan

Việt Nam – Tết thiếu nhi

Trên dải đất hình chữ S, Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ chức rầm rộ nhất. Ngày lễ này thường được coi là "tết của trẻ em", vì vậy mà người lớn ngoài việc mua bánh nướng, bánh dẻo về thắp hương vào đúng ngày trăng tròn 15 tháng 8 âm lịch, còn mua rất nhiều đồ chơi cho con, cháu mình như đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tử...

Lồng đèn đầy màu sắc được bày bán nhiều nơi ở Việt Nam dip Trung Thu. Nguồn ảnh: Internet

Phố cổ Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn mùa Trung Thu. Nguồn ảnh: Internet

Cỗ Trung thu được người lớn chuẩn bị cho trẻ em vui hội trăng rằm. Nguồn ảnh: Internet

Vào những đêm gần ngày rằm, từ thành thị đến nông thôn đều có múa lân rộn ràng được trẻ em đặc biệt yêu thích.

>>>> Tham khảo tour du lịch Hội An - Đà Nẵng - ngắm phố đèn lồng tuyệt đẹp 

Tết Trung Thu tại mỗi quốc gia của Châu Á sẽ có những nét riêng biệt không pha lẫn, giữa tiết trời thu mát mẻ, trong veo, bạn hãy chuẩn bị cho chuyến du lịch của bạn vào dịp Tết Trung Thu này thêm thú vị nhé!  

154 lượt xem | Vietnam Booking