- Giới thiệu bản Tả PhìnGiới thiệu bản Tả Phìn
- Cách di chuyển đến bản Tả PhìnCách di chuyển đến bản Tả Phìn
- 2.1 Đến Sapa
- 2.2 Từ Sapa đến Tả Phìn
- Địa điểm lưu trúĐịa điểm lưu trú
- Du lịch Tả Phìn khám phá nhiều điều đặc sắcDu lịch Tả Phìn khám phá nhiều điều đặc sắc
- 4.1 Văn hóa con người Tả Phìn
- 4.2 Hang động Tả Phìn
- 4.3 Tu viện Tả Phìn
- 4.4 Ruộng bậc thang
- 4.5 Thưởng thức sản phẩm tắm Dao Đỏ “bí truyền” của Tả Phìn
- 4.6 Xem nghề dệt thổ cẩm
- 4.7 Nghề khảm bạc
- 4.8 Nghề rèn đúc
- Đến bản Tả Phìn ăn gì?Đến bản Tả Phìn ăn gì?
- Mua gì ở Tả Phìn?Mua gì ở Tả Phìn?
- Một số lưu ý khi đi du lịch Tả PhìnMột số lưu ý khi đi du lịch Tả Phìn
Tả Phìn là bản của người Dao đỏ ở Sapa, sở hữu hệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng vẻ hoang sơ, mộc mạc khó cưỡng. Hãy cùng Vietnam Booking khám phá những kinh nghiệm du lịch Tả Phìn cần thiết để biến chuyến hành trình của chúng ta trở nên lý thú hơn nhiều lần nhé.
Giới thiệu bản Tả Phìn
Du lịch Sapa luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn chứa đựng nhiều điều lý thú để chúng ta khám phá. Trong số đó bản Tả Phìn nổi lên như là một nơi có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tại đây bạn có thể khám phá di tích tu viện cổ, tham quan làng thổ cẩm nổi tiếng, tham quan tìm hiểu về đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc với các nghi lễ múa Bai Tram bắt ba ba, nghi lễ cưới, hát giao duyên…
Nằm cách trung tâm thị trấn Sapa 12km, bản Tả Phìn vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ hiếm có. Đây cũng là nơi cư ngụ của cộng đồng người Dao Đỏ, người Giáy, người Mông... Nhờ bản sắc văn hóa đậm đà mà địa điểm du lịch Sapa này thu hút đông đảo cộng đồng đam mê phượt khám phá.
Bản Tả Phìn vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ hiếm có (Ảnh: Sưu tầm)
►► ► Xem ngay: Tour Hà Nội Sapa Ninh Bình 5 ngày 4 đêm
Cách di chuyển đến bản Tả Phìn
Theo kinh nghiệm du lịch Tả Phìn thì muốn đến đây đầu tiên chúng ta phải di chuyển tới thị trấn Sapa trước. Với những bạn ở miền Nam như Sài Gòn thì thường phải di chuyển thành 2 chặng là Sài Gòn – Hà Nội và Hà Nội – Sapa.
1. Đến Sapa
+ Sài Gòn đi Hà Nội
Đoạn đường Sài Gòn đi Hà Nội dài khoảng 1.616 km, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 phương tiện sau:
- Ô tô: Thời gian di chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội bằng xe khách chừng 31 giờ đồng hồ tương đương gần 2 ngày di chuyển. Thực tế hiện tại không ai lựa chọn phương án này cả bởi quãng đường xa, vừa lâu vừa quá mệt mỏi dù chi phí rẻ.
- Tàu hỏa: Phương tiện này khá nhiều du khách lựa chọn bởi độ an toàn và chi phí hợp lý. Dù thời gian di chuyển cũng khá lâu nhưng phù hợp với ví tiền của nhiều người. Tùy theo nhu cầu bản thân mà bạn có thể lựa chọn giữa Tàu chậm TN và Tàu nhanh SE.
- Máy bay: Đây là phương tiện được mọi người ưa thích bởi thời gian nhanh, chỉ mất từ 1h45’ đến 2h là chúng ta đã đến được Hà Nội. Bạn có thể canh vé máy bay đi Hà Nội giá rẻ từ sớm để tiết kiệm chi phí tối đa.
+ Hà Nội Đi Lào Cai – Sapa
Khi đã đến thủ đô, quãng đường di chuyển Hà Nội - Lào Cai – Sapa đã được rút ngắn và chỉ còn chừng hơn 300km. Lúc này chúng ta có thể lựa chọn ô tô hoặc tàu hỏa để di chuyển. Bởi thời gian đi và chi phí không quá khác biệt nên bạn hãy lựa chọn phương tiện nào thích hợp nhất với nhu cầu của mình.
- Xe khách: Bắt xe ở những bến xe lớn như Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát mất thời gian di chuyển khoảng 4 – 5 tiếng chạy đường cao tốc, 7 – 8 tiếng chạy đường bộ. Xe khách sẽ đưa bạn tới thẳng trung tâm thị trấn Sapa.
- Tàu hỏa: Tàu hỏa chỉ đưa bạn từ ga Hà Nội tới ga Lào Cai, sau đó bạn phải bắt xe ôm hoặc taxi để vào trung tâm thị trấn Sapa. Nhưng phương tiện này được rất nhiều du khách lựa chọn bởi độ an toàn và hành trình cũng khá thú vị.
Đường từ Sapa đến bản đi qua nhiều cung đường xanh mát rực rỡ (Ảnh: Sưu tầm)
2. Từ Sapa đến Tả Phìn
Để di chuyển đến bản Tả Phìn, khách du lịch Sapa có thể thuê xe máy, xe con hoặc taxi. Bản Tả Phìn khá xa thị trấn Sapa nên nếu thuê xe máy bạn có thể mất khoảng 100.000 - 120.000 đồng/ngày. Nếu đi theo nhóm 3 – 6 người thì thuê taxi là lựa chọn thích hợp nhất, với mức giá dao động khoảng 500.000 - 700.000 đồng/ngày. Ngoài ra, đi tour du lịch giá rẻ với xe theo đoàn cũng là một sự lựa chọn không tồi bởi bạn sẽ được đảm bảo về hành trình cũng như bớt khoản lo toan khi di chuyển.
Từ trung tâm thị trấn Sapa chạy thẳng đường quốc lộ 4D khoảng 5km, sau đó rẽ trái để mua vé và đi thêm 7km nữa sẽ tới bản Tả Phìn. Tuy khoảng cách không xa nhưng cung đường có nhiều chỗ dốc, đường xói mòn nên sỏi đá lộ hết cả ra, đi không được êm. Khi di chuyển du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh bình yên, dễ chịu dần hiện diện trước mắt. Trên đường đi bạn cũng có thể ngắm quang cảnh ấn tượng hai bên đường, với những thửa ruộng bậc thang tăm tắp màu xanh non, uốn lượn ôm sát lưng đồi tạo nên những đường cong mềm mại, lả lướt như những gợn sóng nhấp nhô trong thung lũng.
⇒ Chương trình hấp dẫn Tour du lịch Hà Nội - Sapa - Cát Cát - Fansipan 2 ngày 1 đêm
Địa điểm lưu trú
Theo kinh nghiệm du lịch Tả Phìn bạn có thể đặt phòng lưu trú ở Sapa để thuận lợi thăm quan cũng như kết hợp nhiều hành trình thăm thú hơn. Bởi Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng, nên các lựa chọn lưu trú tại đây cũng rất đa dạng, phù hợp với yêu cầu và sở thích của mọi đối tượng. Từ homestay cho đến các nhà nghỉ, khách sạn bình dân cho đến cao cấp với chất lượng và chi phí khác nhau. Nhờ đó du khách có thể thoải mái lựa chọn và đặt phòng. Nếu đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình, bạn nên nhanh tay tìm hiểu và đặt phòng khách sạn Sapa sớm tránh tình trạng hết chỗ và giá cao.
Một số khách sạn tại Sapa gợi ý cho du khách: khách sạn Bamboo Sapa, khách sạn Green Sapa, khách sạn Lotus Aroma Sapa, Sapa Jade Hill Resort & Spa, Chapa Ecolodge…
Ở Tả Phìn hiện cũng có những homestay lưu trú để trải nghiệm không gian thiên nhiên hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)
Hiện tại bản Tả Phìn cũng đã xuất hiện một số homestay ở khu vực trung tâm như Sapa homestay Ta May, Ta Phin stone Garden Ecological. Đây đều là những địa điểm lưu trú, nghỉ dưỡng thích hợp với những ai muốn hòa mình vào không gian thiên nhiên bình yên nơi đây.
Du lịch Tả Phìn khám phá nhiều điều đặc sắc
Khác với các bản làng khác của Sapa như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Ý Linh Hồ… đã được đô thị hóa và làm du lịch khá nhiều. Bản Tả Phìn là nơi vẫn còn lưu giữ nét hoang sơ, mộc mạc như chính con người nơi đây.
1. Văn hóa con người Tả Phìn
Đến đầu bản, khách du lịch Sapa sẽ được những người dân bản – người Dao chào đón. Họ niềm nở hỏi han bạn từ đâu tới và muốn đi đâu, rồi họ sẽ chỉ cho bạn đường đi và cũng mời xem những đồ họ bán, mời mua cái vòng này hay cái khăn kia… Con người nơi đây rất thân thiện, nếu chưa có lịch trình và chỗ nghỉ thì một số người còn chỉ cho chúng ta biết nên đi đâu để khám phá, có khi mời về hẳn nhà để ăn uống, nghỉ ngơi nữa.
Tả Phìn chứa đựng nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc (Ảnh: @emilianomo_)
Bí kíp du lịch Tả Phìn mách bạn là việc ở lại nhà người dân bản cũng rất thú vị đấy. Bởi chúng ta có thể tham dự vào nhiều hoạt động thường nhật của họ như cùng nấu nướng, lắng nghe những câu chuyện về văn hóa, cuộc sống của con người nơi đây. Nhờ đó bạn sẽ được nhiều góc nhìn hơn về cuộc sống.
2. Hang động Tả Phìn
Hang động Tả Phìn hay vẫn thường được dân địa phương gọi là Ti Ổ Cẩm. Cửa động có chiều cao khoảng 5m, rộng 3m mở ra một lối đi xuống lòng đất, trên cửa còn được khắc 6 chữ : “Đại Bình Tả Thanh Long Động”. Đi sâu vào trong khách du lịch Sapa có thể nhìn thấy các tảng đá mang đủ hình thù khác nhau như thiếu phụ bồng con, các nàng tiên hay mâm xôi khổng lồ…
Hang động Tả Phìn có nhũ đá rủ xuống uốn lượn, nhấp nhô long lanh màu ngọc bích rất đẹp (Ảnh: Sưu tầm)
Tại khu vực rộng nhất trong hang có nhũ đá rủ xuống uốn lượn, nhấp nhô long lanh màu ngọc bích vô cùng đẹp. Đặc biệt sâu bên trong hang còn có hòn đá kỳ lạ nằm hơi nghiêng in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Vách đá đối diện vẫn còn lưu lại những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng chúng ta có thể đọc được. Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn, mang nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch… Với 5.000 đồng vào động sẽ có người cầm đèn đưa khách tham quan.
3. Tu viện Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn được xây dựng vào năm 1942, là địa điểm dành cho các nữ tu theo đạo Kito giáo sinh hoạt trong suốt nhiều năm trước khi rời về Hà Nội năm 1945 do tình hình an ninh bất ổn. Kể từ đó nơi đây bị bỏ hoang thành phế tích, nhưng bởi cấu trúc xây dựng bằng đá ong vững chắc nên các bức tường, trụ cột vẫn còn tồn tại đến ngày nay và giữ được sự kiên cố chắc chắn.
Hiện tại tu viện Tả Phìn đã trở thành một điểm check – in vô cùng hot với giới trẻ, cho ra đời hàng loạt bức ảnh sống ảo cực chất. Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, một cầu thang nhỏ và có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở và nơi sinh hoạt của các nữ tu. Phía trước toà nhà là một hành lang rộng, dài đã cũ theo thời gian.
Tu viện Tả Phìn, điểm check-in lý thú cho nhiều bạn trẻ (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, bên phải của toà nhà là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Hiện tu viện này đã xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ phần mái đã mất hết, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Giữa khung cảnh núi cao sương phủ, hình ảnh tu viện cổ đổ nát, rêu phong ẩn hiện cùng cây cối rậm rạp khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng tới những câu chuyện ma mị huyền ảo.
4. Ruộng bậc thang
Hình ảnh được yêu thích nhất khi đi du lịch Sapa có lẽ là cảnh sắc đồng ruộng bậc thang đều tăm tắp, trải dài cả mấy quả đồi. Theo kinh nghiệm du lịch Tả Phìn, ruộng bậc thang nơi đây tuy không cao ngun ngút, kỳ vĩ mê hồn nhưng cũng đủ làm bao nhiêu con mắt mê đắm. Giữa khung cảnh thung lũng được núi đồi bao quanh, với những đồng ruộng trùng điệp thẳng tắp, mái nhà nhỏ rải rác trên các ngọn đồi sẽ tạo nên một bức tranh nên thơ mà mộc mạc, như cuộc sống êm đềm nhẹ nhàng của người dân nơi đây vậy.
Ruộng bậc thang hút tầm mắt (Ảnh: @trangteppp)
5. Thưởng thức sản phẩm tắm Dao Đỏ “bí truyền” của Tả Phìn
Bí kíp du lịch Tả Phìn mách bạn, đến đây mà chưa được trải nghiệm Tắm Dao Đỏ thì xem như thiếu mất một hương vị đặc sắc. Tắm Dao Đỏ là bài thuốc gia truyền của người dân tộc Dao Đỏ tại Tả Phìn, sử dụng các loại lá rừng để nấu lên làm nước tắm. Đây là bài thuốc có công dụng rất tốt, có thể chữa được các bệnh về xương khớp, cảm cúm, ngứa và đặc biệt lưu thông khí huyết, hồi phục sức khỏe tốt cho phụ nữ sau sinh…
Vào bản Tả Phìn, đâu đâu cũng có sân phơi đầy các loại cây, lá thuốc, khách du lịch Sapa cứ tự nhiên bước vào nếu muốn xông hơi, tắm lá thuốc. Từ xưa, người Dao thường dùng những vị thuốc lá từ trên rừng về nấu nước tắm vào ngày cuối năm để đón năm mới. Nhận thấy việc tắm lá thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe, người dân nơi đây mới biến nó thành sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách ghé thăm trải nghiệm.
Tắm Dao Đỏ mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh: @duongvu2907)
Bài thuốc có sự kết hợp từ hàng chục cho đến hàng trăm các loại lá rừng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tạo công dụng. Chỉ với từ 80.000 – 200.000 đồng, bạn sẽ được ngâm mình trong bài thuốc Dao Đỏ cực kỳ sảng khoái. Ngâm trong khoảng 20 – 30 phút khi đã cảm thấy khoan khoái trong người rồi thì bước ra, lau người và mặc quần áo vào. Tuyệt đối không nên ngâm quá lâu, có thể làm phản tác dụng.
► ► ► Tham khảo: Tour Hạ Long - Sapa 4 ngày 3 đêm
6. Xem nghề dệt thổ cẩm
Người dân bản Tả Phìn cũng có nghề dệt thổ cẩm rất thú vị. Những chiếc váy mà du khách thấy trưng bày ở chợ, ở những shop ở trung tâm thị trấn Sapa hay đi ra cả những hội chợ du lịch ở nhiều tỉnh thành khác là các sản phẩm của bàn tay người dân Tả Phìn dệt nên. Với tộc người H’Mông hay Dao ở đây, đã là con gái thì là phải biết thêu thùa mới lấy chồng được.
Do đó các cô gái từ bé đã được dạy se lanh, dệt vải, thêu hoa… Ðối với người dân tộc nơi đây, thổ cẩm không chỉ dùng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng, là kỷ vật tình yêu hay của hồi môn trong ngày cưới. Những đường nét hoa văn tinh xảo thể hiện trên mỗi tấm thổ cẩm là tinh hoa của người dệt, của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Đừng quên ghé mua những sản phẩm dệt thổ cẩm thủ công tuyệt đẹp (Ảnh: Sưu tầm)
Theo cẩm nang du lịch Tả Phìn, khi lang thang quanh bản bạn có thể bắt gặp một gia đình dệt thổ cẩm truyền thống nào đấy và ghé vào. Hoặc ở đầu làng có nhiều người dân mời về nhà chơi, nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về nghề dệt thổ cẩm thì du khách có thể hỏi xem nhà nào chuyên nghề dệt để lại tham quan. Tại đây chúng ta có thể được hướng dẫn se lanh hoặc đi mấy đường dệt vải trên khung cửi rất sống động.
7. Nghề khảm bạc
Người Dao đỏ làng Tả Chải, bản Tả Phìn có nghề khảm bạc khá nổi tiếng. Các cư dân Mông, Tày, Thái vẫn thường mua dùng đồ khảm bạc – trang sức của người Dao Đỏ về đeo. Nguyên liệu để làm đồ trang sức là các đồng tiền làm bằng bạc trắng. Đa phần người ta dùng lò nung để làm đồ trang sức bằng bạc, từ bễ thổi đến nồi nấu bạc, khuôn đúc và các dụng cụ chạm khắc hoa văn. Trong đời sống của người Dao Đỏ, “giá trị” của các cô gái thể hiện ở các đồ trang sức bằng bạc.
Nghề khảm bạc truyền thống tại Tả Phìn (Ảnh: Sưu tầm)
8. Nghề rèn đúc
Nghề thủ công của người Dao đỏ, người Mông này hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Công đoạn sản xuất theo kiểu thủ công truyền thống, xây lò bằng đất, đốt lửa bằng than củi, cho sắt thép vào nung đỏ, một người kéo bễ, một người tán dập thành những vật dụng cần thiết phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Đến bản Tả Phìn ăn gì?
Bản Tả Phìn có khá nhiều món ngon đặc sắc mang đậm hương vị truyền thống của người dân nơi đây như thịt lợn cắp nách kho, thịt gà bản xào sả, canh thịt lợn nấu măng và sấu. Theo cẩm nang du lịch Tả Phìn thì khẩu vị tại đây khá đặc thù, không thực sự hợp với đa số người Kinh. Hơn nữa chúng ta cũng không có nhiều lựa chọn nữa, nên nếu được bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ từ thị trấn Sapa đi, vừa tiết kiệm mà lại ngon miệng hơn.
Mâm gà mẹt bản ngon lành (Ảnh: @christinetran_2512)
⇒ Giá tốt Tour Sapa 3 Ngày 2 Đêm giá rẻ
Mua gì ở Tả Phìn?
Du khách có thể chọn lựa mua hàng hóa của những phụ nữ Dao chào như các chiếc ba lô, áo khoác du lịch, khăn, túi xách tay, ví đựng tiền… Trong số đó nhiều khi có cả những món “thời thượng” như túi đựng máy ảnh compact và những chiếc ví đựng điện thoại di động rất tiện dụng. Tùy theo kích thước, hoa văn cầu kỳ hay đơn giản... mà sản phẩm sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Giá bèo nhất 10.000 đồng/sản phẩm, cao nhất đến 1 triệu đồng, như đôi bông tai bằng bạc được chạm khắc tinh xảo.
Đến Tả Phìn đừng quên mua một số món quà lưu niệm về (Ảnh: @_theworldscorner_)
Một số lưu ý khi đi du lịch Tả Phìn
- Không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm khi vào thăm bản, đó là màu sắc của tang lễ kiêng kị của người Dao.
- Vào thăm nhà phải có sự chỉ dẫn của gia chủ, theo phong tục người Mông ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã khuất thì khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
- Khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm.
- Khi ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho đây hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.
- Đừng úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm vậy để đuổi tà ma.
- Theo kinh nghiệm du lịch Tả Phìn, đến đây bạn nên tránh huýt sáo, bởi theo quan niệm việc huýt sáo thể hiện cho gọi ma quỷ về bản.
- Để tiện di chuyển thăm thú quanh bản, bạn nên chọn giày gót thấp, giày thể thao để đi lại cho thoải mái.
- Chuẩn bị đèn pin và cả đồ ăn khô kèm theo để tiện lợi thăm thú.
Đến bản nhớ đừng mặc đồ lanh trắng chưa nhuộm hoặc huýt sáo (Ảnh: Sưu tầm)
Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch Tả Phìn chi tiết trên đây chúng ta đã phần nào biết được cách khám phá mảnh đất tươi đẹp mà còn hoang sơ này sao cho đúng điệu. Khách từ miền xuôi lên hòa cùng khách từ phương Tây đến, trông ai cũng hăm hở và thích thú khi hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên và những người Dao Đỏ hiền hòa nơi đây. Đừng quên liên hệ với Vietnam Booking qua số tổng đài 1900 3398 nếu bạn đang cảm thấy hứng thú với tour du lịch Sapa giá rẻ nhé.