Nếu như du lịch Thái Lan có ngôi làng mỹ nghệ Baan Kang Wat nổi tiếng với vạn góc sống ảo tuyệt đẹp thì chẳng cần ở đâu xa chỉ ngay Việt Nam thôi cũng tồn tại một ngôi làng không chỉ đẹp mà còn lâu đời nhất vùng núi rừng Tây Bắc. Và chắc chắn rằng khi đến với ngôi làng này du khách sẽ được sống trong những thước phim quay chậm đầy sống động và chân thật về một cuộc sống giản dị, bình yên của những người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Và ngôi làng mà chúng tôi đang muốn giới thiệu đến du khách đó chính là bản Cát Cát, linh hồn của du lịch Sapa.
>>Danh sách các khách sạn Sapa có nhiều ưu đãi nhất
Bản Cát Cát – ngôi làng mỹ nghệ đậm chất thơ của vùng rẻo cao Sapa
Bản Cát Cát hay còn được gọi là thôn Cát Cát nằm cách thị trấn Sapa chỉ khoảng 3 km và được xem là linh hồn của du lịch Sapa được nhiều khách du lịch tự túc yêu thích. Ngoài được biết đến là một địa điểm du lịch hấp dẫn của Sapa thì bản Cát Cát còn là nơi sinh sống của người đồng bào dân tộc Mông nằm yên bình bên chân thác Tiên Sa hùng vĩ.
Bản Cát Cát ngôi làng sống ảo của Sapa- Ảnh minh họa
Bản Cát Cát tựa như một nơi “trốn” hoàn hảo nằm tách biệt hoàn toàn với những bộn bề ngoài kia. Và ở Cát Cát tuy không giàu có về những công trình hiện đại, không gian sang trọng mà lại giàu có về không khí mát lạnh, trong lành đặc trưng của núi rừng, của sự mộc mạc đơn sơ của một miền ngược xa xôi, giàu sự thân thiện, hiếu khách của những người dân sinh sống tại đây.
Lịch sử của bản Cát Cát
Nằm giữa không gian bốn bề toàn núi, bản Cát Cát là một vùng đất hiện nay còn lưu giữ được gần như trọn vẹn những giá trị văn hóa, lịch sử trường tồn với thời gian. Được biết đến là một bản làng được hình thành từ giữa thế kỉ 19 và là nơi sinh sống của phần ít người dân tộc Mông với những tập tục được truyền từ đời này sang đời khác như: cùng nhau dựa vào sườn núi để sinh sống, trồng trọt thủ công, chăn nuôi, làm nghề thủ công trên những sườn đồi và các nóc nhà chỉ cách nhau vài chục mét.
Phong cảnh hữu tình ở bản Cát Cát nơi sinh sống của người dân tộc Mông - Ảnh minh họa
Và hiện nay, dù hơn 3 thế kỉ đã trôi qua thì những con người ở đây vẫn giữ gìn và bảo tồn khá tốt những phong tục tập quán, kiên trúc nhà cửa, các nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống như: dệt vải, làm đồ trang sức...Và chính vì thế mà bản Cát Cát ngày nay đã và đang trở thành 1 điểm tham quan văn hóa đầy những giá trị truyền thống hấp dẫn của du lịch Sapa.
Những nét độc đáo trong kiến trúc nhà của ở bản Cát Cát
Với những nét độc đáo trong tập tục sinh sống của người Mông nên những ngôi nhà ở bản Cát Cát cũng mang những nét đặc trưng riêng khó bị nhầm lẫn với các dân tộc khác. Nhà của người Mông ở bản Cát Cát gồm 3 gian nhà được lợp bằng ván gỗ Powmu - một loại gỗ quý hiếm, có độ bền cao nên cực phù hợp với việc dựng nhà ở sát sườn núi.
Kiến trúc nhà 3 gian ở bản Cát Cát - Ảnh minh họa
Và kiến trúc bên trong nhà cũng là một yếu tố khiến du khách cực kì ấn tượng khi đến thăm bản Cát Cát trong hành trình du lịch Sapa. Bên trong nhà được bố trí đơn giản bằng 3 cột ngang được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông và được chia làm các không gian như: thờ cúng, tiếp khách, phòng ngủ và nơi tích trữ lương thực. Nhà có 3 cửa ra vào là cửa chính và 2 cửa phụ. Trong đó, cửa chính luôn được đóng kín và chỉ mở vào những dịp quan trọng.
Tìm hiểu về làng nghề thủ công ở bản Cát Cát
Bên cạnh việc chăn nuôi, trồng trọt trên những thửa ruộng bậc thang giữa núi rừng Tây Bắc thì người dân ở bản Cát Cát vẫn còn lưu giữ được một nghề truyền thống khác rất được khách đi du lịch trong nước ưa chuộng đó là nghề thủ công mỹ nghệ, trang sức và nghề dệt thổ cẩm.
Nghề dệt thổ cẩm ở bản Cát Cát - Ảnh minh họa
Nghề dệt thổ cẩm của người Mông không đơn thuần là tạo ra những chiếc váy bình thường mà còn là một bức họa nghệ thuật tuyệt đẹp trên những tấm vải hoa. Vải thổ cẩm của người Mông thường có 4 màu chủ đạo là xanh, đỏ, trắng, vàng và từ những màu đó họ biến hóa ra rất nhiều hình thù mô phỏng lá, cây, hoa văn góc cạnh, muông thú... Và kĩ thuật để tạo ra những tấm vải này cũng lắm công phu, những tấm vải sau khi đem đi nhuộm bằng phẩm lấy từ tro và lá rừng sẽ được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên những phiến đá thẳng được bôi sẵn sáp ong để tấm vãi được bền màu và giữ được màu sắc tự nhiên.
Trẻ em người Mông xúng xính trong bộ trang phục thổ cẩm đa dạng sắc màu - Ảnh minh họa
Và bên cạnh đó thì không thể không nhắc đến nghề làm trang sức, mỹ nghệ cũng là một nghề mà người Mông có kĩ thuật điêu luyện. Những món đồ trang sức tinh xảo của người Mông khá được khách du lịch yêu thích và mua làm quà mỗi khi có dịp đi du lịch Sapa.
Phong tục tập quán của người Mông ở bản Cát Cát
Và còn một điều khiến du lịch bản Cát Cát Sapa trở thành một tượng đài nhớ thương trong lòng cách thập phương chính là những phong tục đặc sắc giàu giá trị văn hóa, tín ngưỡng của người Mông.
Du lịch Sapa phiêu diêu hồn thơ ở bản Cát Cát - Ảnh minh họa
Người Mông luôn biết cách gìn giữ những giá trị đặc trưng của dân tộc với những bộ trang phục truyền thống được thêu những họa tiết cầu kì, đa dạng sắc màu hay những tập tục ấn tượng như tục lệ “kéo vợ” một tập tục kết duyên của người dân tộc Mông với lễ cưới thường kéo dài từ từ 2-7 ngày.
Và ngoài ra, đến du lịch bản Cát Cát du khách còn được thưởng thức một nền ẩm thực độc đáo của người Mông giữa vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trù phú.