Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Khám phá phong tục, văn hóa Indonesia từ A – Z

Mục lục [Hiện]
  1. Văn hóa Indonesia có sự pha trộn từ nhiều quốc gia
  2. Lễ hội truyền thống
  3. Kebaya – trang phục truyền thống Indonesia
  4. Giờ làm việc
  5. Tiền tệ
  6. Văn hóa trong giao tiếp
  7. Phong tục tặng quà ở Indonesia
  8. Những món quà tránh tặng
  9. Ngôn ngữ

Không chỉ thu hút khách du lịch bởi những địa điểm check in xinh lung linh, Indonesia còn có một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Đây cũng là yếu tố không nhỏ giúp “xứ sở vạn đảo” khiến biết bao du khách phải “quên lối về”. Ngay bây giờ, hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu những điểm đặc biệt, độc đáo trong văn hóa Indonesia tại bài viết dưới đây.

Văn hóa Indonesia có sự pha trộn từ nhiều quốc gia

Indonesia có kết hợp đa dạng nhiều nền văn hóa. Đất nước này có 300 nhóm sắc tộc. Mỗi nhóm có một nền văn hóa khác biệt. Điều đó đã làm nên sự phong phú và đa dạng trong văn hóa của người Indo. Trong đó, 86% dân số là người Hồi.

Văn hóa Indonesia có sự pha trộn từ nhiều quốc giaIndonesia có sự du nhập văn hóa từ Ấn Độ, Trung Quốc

Văn hóa Indonesia ảnh hưởng từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Malaysia và Châu Âu. Chính sự kết hợp và tiếp biến về mặt văn hóa này đã khiến Indonesia trở nên gần gũi với các quốc gia trên thế giới. Điều đó cũng khiến quốc gia này được nhiều người đến thăm và khám phá.

>> Xem thêm: Những lễ hội truyền thống Indonesia nổi tiếng thế giới

Lễ hội truyền thống

Những lễ hội ở Indonesia nhằm mang đến những điều tốt đẹp. Người dân tổ chức lễ hội để kỷ niệm những ngày trọng đại tạo ra những giá trị tích cực về mặt tinh thần giúp họ phát triển. Dưới đây là một số lễ hội văn hóa Indonesia có ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa tại đất nước này.

  • Múa lân vào ngày Tết Tahun Baru Imlek Tahun: Người dân quan niệm rằng, múa lân là việc để đón may mắn, tài lộc . Hoạt động này thường được diễn ra ở các trung tâm thương mại nhộn nhịp, tấp nập.
  • Lễ hội Ramadan: Người dân cầu nguyện, rửa tội, nhịn hút thuốc, các hành động gây ảnh hưởng không tốt từ lúc mặt trời mọc đến mặt trời lặn. Đến nhà thờ đọc Kinh Koran hoặc trở về với gia đình. 
  • Lễ hội đua bò: Tổ chức để mừng mùa vàng của người Minangkabau. Những chú bò tham gia cuộc đua đều được chăm sóc và lựa chọn kỹ lưỡng. Cuối cuộc đua, bò của người chiến thắng sẽ được bán với giá cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc uy tín chủ nhân của bò dự thi được nâng cao. Bò của họ cũng sẽ bán được mức giá cao hơn.

Văn hóa Indonesia - Lễ hội truyền thốngĐua bò là một trong những lễ hội lớn của người Indonesia

  • Lễ hội Tahun Baru Masehi: Đây được xem là ngày lễ Tết của người theo đạo Hồi. Nếu so với ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam thì ngày lễ này cũng được xem là tương đương.
  • Lễ hội cột cờ bôi mỡ: Nơi đây còn được biết đến với cái tên là lễ hội Panjat Pinang. Lễ Hội đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng, ngày Indonesia giành độc lập. Trong lễ hội, người tham gia sẽ leo đến đỉnh cột. Trên đỉnh là xe đạp, đồ gia dụng hàng ngày. Người tham gia sẽ leo lên những cây cột được bôi nhiều dầu mỡ để dành lấy những vật phẩm này.

Ẩm thực mới lạ

Nói đến văn hóa Indonesia, ẩm thực là điều khiến biết bao du khách đến đây phải “quên lối về”. Những người theo đạo Hồi tại đất nước này sẽ không dùng hoặc chế biến các món thịt heo. Mặt khác, các món ăn được yêu thích thường được chế biến từ những loài động vật như: cừu, bò, gà, cá,... Họ dùng cơm là chính trong các bữa ăn hàng ngày ăn kèm với rau và thịt.

Văn hóa Indonesia - Ẩm thực mới lạIndonesia có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú

Các món ăn được chế biến ở Indonesia thường rất cay. Đầu bếp cũng kết hợp nhiều gia vị khác giúp cho món ăn thêm đậm đà. Văn hóa ẩm thực tại Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ và Trung Đông. Thế nên, nếu bạn là người Việt Nam hoặc các nước châu Á đến đây khám phá ẩm thực sẽ cảm nhận rất rõ sự độc đáo nhưng cũng không kém phần quen thuộc. Một số món mà bạn không nên bỏ qua khi đặt chân đến đất nước này có thể kể đến như:

  • Cơm chiên Nasi goreng
  • Bebek betutu
  • Nasi Kuning
  • Nasi Kuning
  • Tempeh
  • Babi Guling
  • Satay
  • Cá ướp cay
  • Sate Lilit

>> Xem thêm: Những món ăn siêu cay Indonesia thực khách nên thử một lần

Kebaya – trang phục truyền thống Indonesia

Kebaya là trang phục dành cho giới quý tộc có mặt vào thế kỷ XV. Đây cũng là quốc phục mà người phụ nữ Indonesia thường mặc trong những ngày kỷ niệm, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa Indonesia rõ nét. Những bộ trang phục này được thiết kế với kích thước ôm sát. Điểm nhấn là chiếc dải choàng bên ngoài được thiết kế dài tay. Toàn bộ trang phục được may từ các loại vải hoa văn sặc sỡ. Phần cổ áo được may mở rộng với nhiều họa tiết bắt mắt.

Văn hóa Indonesia - Kebaya – trang phục truyền thống IndonesiaNhững người phụ nữ ở Indonesia mặc trang phục Kebaya

Đối với nam, Kebaya là bộ trang phục gồm: áo sơ mi, Saput, mũ Udeng và khăn Songket Kamben. Để mang lại cảm giác thoải mái, chiếc áo sơ mi thường được may bằng vải cotton hoặc lụa mỏng. Tiếp theo là Saput dùng để đặt lên vai có màu sắc đậm. Và cuối cùng là mũ Udeng có chức năng che nắng mưa. Đây cũng là loại mũ truyền thống ở đất nước Indonesia.

Giờ làm việc

Thông thường, người dân Indonesia sẽ bắt đầu công việc từ 7h sáng và kết thúc vào lúc 15h00 chiều. Ngoài ra, các ngân hàng thường làm việc vào khoảng 8h00 sáng và kết thúc lúc 17h00 chiều và 13h00 chiều vào ngày thứ 7. Nhìn chung, giờ làm việc tại Indonesia khá giống với giờ Việt Nam và các nước châu Á khác. Giờ giấc này của các doanh nghiệp không chỉ thể hiện văn hóa Indonesia mà còn là con người trên đất nước này làm việc một cách khoa học.

Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ của đất nước này là rupiah, được chia thành 100 sen. Thẻ tín dụng nơi đây được sử dụng trong các nhà hàng và khách sạn lớn. Du khách muốn thuận tiện trong việc sinh hoạt, mua sắm có thể sử dụng đô la Mỹ đổi tiền tệ tại ngân hàng để thuận tiện cho việc mua sắm, sinh hoạt.

Văn hóa Indonesia - Tiền tệ

Tiền mặt tại Indonesia

Du khách đến Indonesia nên thực hiện việc thu đổi ngoại tệ trước. Rất nhiều các cửa hàng mua sắm, quán ăn tại Indonesia không sử dụng tiền tệ nước ngoài. Thế nên, việc đổi tiền trước 1 - 2 ngày trước khi du lịch sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Xem thêm: Kinh nghiệm đổi tiền khi đi du lịch Indonesia từ A-Z

Văn hóa trong giao tiếp

Hẳn là một thiếu sót rất lớn khi thiếu đi khía cạnh giao tiếp khi nhắc đến văn hóa Indonesia. Đầu tiên là phương diện ngôn ngữ cơ thể. Phần đầu được xem là bộ phận thiêng liêng trên cơ thể con người. Do đó, người Indonesia sẽ hạn không tùy tiện thực hiện hành động này. Thêm vào đó, người Indonesia còn có văn hóa đứng dậy khi có người khác bước vào phòng. Điều này thể hiện sự tôn trọng. 

Văn hóa Indonesia - Văn hóa trong giao tiếpHành động cúi đầu chào hỏi thể hiện sự lễ phép của người Indonesia

Người Indonesia rất thích được khen ngợi. Họ cũng không muốn gây mất lòng cho người đối diện. Thế nên, người Indonesia rất chú ý đến sự nhã nhặn và ngôn từ trong giao tiếp. Khi trao vật gì đó cho người đối diện họ sẽ sử dụng cả 2 tay để thể hiện sự tôn trọng, biết ơn.

Phong tục tặng quà ở Indonesia

Việc tặng quà được xem như là một văn hóa Indonesia trong ứng xử. Trong các cuộc gặp gỡ, họ thường mang theo những món quà nhỏ để tặng cho đối tác của mình. Đây cũng là cách giúp họ gây ấn tượng trong lần gặp đầu tiên. Những món quà in logo, mang tính biểu tượng của doanh nghiệp thường được sử dụng trong trường hợp này.

Văn hóa Indonesia - Phong tục tặng quà ở IndonesiaTặng quà là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Indonesia

Đối với những người Indonesia gốc Trung Quốc, hộ rất thích được tặng vật phẩm. Vì sợ bị cho là tham lam nên họ có thể từ chối món quà của bạn đến 3 lần. Mặt khác, để thể hiện phép lịch sự thì người nhận quà sẽ không tùy tiện mở ra sau khi được nhận. Họ sẽ chờ cho buổi tiệc tàn hoặc đến lúc người tặng quà rời đi.

Để thể hiện tình cảm, người Indonesia cũng thường tặng hoa. Nhưng bó hoa được tặng phải là số chẵn vì người dân tại đất nước này cho rằng tặng hoa với số lượng lẻ sẽ mang lại điềm chẳng lành. Tương tự như Việt Nam, vào dịp Tết, người dân Indonesia cũng tặng nhau những phong bì đỏ. Họ sẽ gửi những “hồng bao” này cho trẻ em, đối tác làm ăn hoặc cấp dưới của mình.

>> Xem thêm: “Bỏ túi” kinh nghiệm du lịch Indonesia tự túc từ A-Z

Những món quà tránh tặng

Văn hóa Indonesia không quá khắt khe chủ yếu được tạo ra để trao đi những điều tốt đẹp. Thế nhưng, trong một số trường hợp, bạn cũng cần lưu ý để tránh mắc những sai lầm không đáng có. Trong đó, khi tặng, biếu những món quà bạn nên chú ý những điều sau:

  • Các đồ vật xuất hiện trong tang lễ như: dép bằng rơm, khăn tay, đồng hồ,...

  • Món quà không nên được gói trong giấy trắng, đen hoặc xanh.

  • Tránh tặng những vật nhọn.

Văn hóa Indonesia - Những món quà tránh tặngkhông nên tặng những vật nhọn cho người khác

  • Tránh tặng mỹ phẩm, quần áo không phù hợp với đạo Hồi.

  • Tránh tặng nước hoa, thịt heo, các vật phẩm có hình động vật là chó đến.

  • Không nên biếu tặng thực phẩm khi đến các bữa tiệc.

  • Đàn ông tặng hoa cho phụ nữ sẽ rất dễ bị hiểu lầm.

  • Tránh tặng những thực phẩm làm từ thịt bò cho những người theo đạo Hindu.

Ngôn ngữ

Tiếng Indo được xem là ngôn ngữ chính thức của người Indonesia. Từ vựng của đất nước này chịu ảnh hưởng của các nước như: Hindi, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Phạn,… Chữ viết của họ cũng là bảng chữ cái Latinh.

Có thể thấy, văn hóa Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều từ các nước khác. Sau khi học hỏi và tiếp nhận, họ đã tạo ra một nền văn hóa phong phú, độc đáo từ ẩm thực, giao tiếp đến ngôn ngữ,... Indonesia ngoài những yếu tố đó còn "níu chân" khách du lịch bởi rất nhiều cảnh đẹp. Để đặt tour Indonesia với giá ưu đãi nhất, bạn hãy gọi ngay hotline 1900 3398 để Vietnam Booking hỗ trợ nhanh chóng nhất!

TƯ VẤN TOUR DU LỊCH INDONESIA

101 lượt xem | Đăng Khoa