Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Về làng gốm Bàu Trúc chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm độc đáo

Mục lục [Hiện]
  1. Đôi nét về làng gốm Bàu Trúc
  2. Cách thức di chuyển đến làng gốm Bàu Trúc
  3. Lịch sử của làng gốm Bàu Trúc
  4. Làng gốm Bàu Trúc có gì độc đáo?
    1. 4.1 Nguyên liệu làm gốm
    2. 4.2 Làm gốm không sử dụng bàn xoay
    3. 4.3 Phong cách nung có một không hai
    4. 4.4 Hoa văn độc đáo, đậm chất đời thường
  5. Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi tham quan làng gốm Bàu Trúc
    1. 5.1 Tham quan làng gốm cổ
    2. 5.2 Tự làm các sản phẩm gốm
    3. 5.3 Các địa điểm tham quan gần làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Ngôi làng này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Vậy làng gốm này có gì độc đáo và đặc sắc mà lại nhận được danh hiệu ấy? Cách đến Bàu Trúc như thế nào? Có những trải nghiệm nào độc đáo tại đây không? Để có câu trả lời, mời bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Đôi nét về làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc tọa lạc tại thị trấn Phước Dân của huyện Ninh Phước. Làng nằm ven Quốc lộ 1A, cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km. Và đây cũng là làng gốm được xem là lâu đời nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến nay. Làng gốm này được nhiều người biết đến bởi những sản phẩm tuyệt đẹp mang màu sắc Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc sở hữu nhiều nét đặc trưng trong sản phẩm của mình. Chẳng hạn như trong quá trình sản xuất không hề dùng đến bàn xoay. Gốm được nung bằng củi lửa. Phần màu sắc được phun bằng màu của lá cây hoặc tro… Đặc biệt hơn là nguyên liệu của gốm được khai thác từ sông Quao. Nơi đó có đất sét dẻo mịn cùng nhiều đặc tính khác.

Làng gốm Bàu Trúc - Đôi nét về làng gốm Bàu Trúc

Các sản phẩm gốm đang trong quá trình hoàn thiện (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Làng có tên gọi Bàu Trúc là bởi cảnh sắc thiên nhiên mà làng sở hữu. “Bàu “ thường dùng để chỉ những ao có diện tích rộng hay những vũng nước đọng lớn. Chúng thường được tạo thành bởi tự nhiên chứ không phải do bàn tay con người. Bên trong làng vốn có một ao nước sở hữu diện tích khá to. Xung quanh đó là những bụi trúc mọc um tùm. Và từ đó, tên gọi Bàu Trúc ra đời.

>>> Xem thêm: "Điểm mặt chỉ tên" những địa điểm du lịch Ninh Thuận tuyệt đẹp nhất định phải đến một lần

Cách thức di chuyển đến làng gốm Bàu Trúc

Bạn có thể bắt xe khách hoặc đi phượt bằng xe máy để đến Phan Rang. Từ Phan Rang bạn đi theo hướng ngã năm Phủ Hà ra Quốc lộ 1A. Đi khoảng 8 km thì rẽ vào Nguyễn Huệ. Chạy thêm một đoạn nữa thì rẽ vào đường DT703. Tại khu vực ngã tư, bạn thấy hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc thì rẽ phải. Chạy thêm một đoạn ngắn nữa là bạn sẽ đến nơi.

Làng gốm Bàu Trúc - Khám phá làng gốm

Bạn sẽ khám phá ra được rất nhiều điều thú vị khi đến với làng gốm này (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Còn nếu là người thuộc các tỉnh thành khác xa hơn thì quá trình di chuyển sẽ khó khăn hơn. Có những nơi buộc bạn phải bắt chuyến bay nếu muốn tham quan làng gốm Bàu Trúc. Tuy nhiên, Ninh Thuận vẫn chưa có sân bay. Chính vì thế mà bạn chỉ có thể đáp ở những sân bay lân cận và bắt xe đến. Bạn có thể chọn sân bay Nha Trang vì đó là sân bay được xem là gần Ninh Thuận nhất.

Lịch sử của làng gốm Bàu Trúc

Theo nhiều người dân nơi đây, Poklong Chanh được xem là tổ nghề của làng gốm Bàu Trúc. Ông là cận thần của vua Po K’long Giarai (1151-1205). Năm đó, ông đã từ chối chức quan ở triều đình và lui về gắn bó với nghề gốm. Ông đã chỉ dạy cho những phụ nữ Chăm cách nặn và nung đất sét. Hướng dẫn họ tạo ra những vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

Những người phụ nữ Chăm đã thổi hồn vào các tác phẩm và lưu truyền đời này sang đời nọ. Dần dà trở thành làng nghề truyền thống được nhiều người biết đến. Nghề làng gốm này trước đây được đảm nhiệm bởi phụ nữ. Còn đàn ông sẽ phụ trách những việc nặng hơn. Chẳng hạn như đào đất, gánh gốm, mang đi bán. 

Làng gốm Bàu Trúc - Lịch sử làng gốm

Nghề làm gốm đã được hình thành tại Bàu Trúc từ rất lâu và truyền từ đời này qua đời khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những cô gái Bàu Trúc sau khi lớn lên đều được mẹ truyền nghề làm gốm. Và cứ thế “mẹ truyền con nối”, lưu truyền cho đến nay. Để tưởng nhớ công lao của Poklong Chanh, người dân ở đây đã lập đền thờ cho ông. Hàng năm, cứ vào độ cuối tháng 9 cho đến tháng 10 theo lịch Chăm, sẽ tổ chức lễ hội Katê. 

Nếu đến làng gốm Bàu Trúc lúc này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng đoàn rước kiệu. Chiếc kiệu đi từ Nhà Làng ra đến Đền thờ Po K’Long Chank cách nhau khoảng 2 km. Mọi người dự lễ sẽ ăn mặc trang phục trang trọng, dâng lễ vật. Các nghi lễ, tập tục truyền thống được các vị chức sắc thực hiện như tắm tượng. 

Săn tour giá hot: Tour Nha Trang Ninh Thuận 4 ngày 3 đêm

Làng gốm Bàu Trúc có gì độc đáo?

Tại làng gốm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình. Trong đó, có đến 80% hộ vẫn duy trì và theo nghề làm gốm. Ngay khu vực trung tâm của làng có trưng bày rất nhiều sản phẩm với chủng loại khác nhau. Từ ấm nước, bình hoa, cho đến chum vại, nồi niêu… Tại đây còn có đặt những tháp tượng mô phỏng hình ảnh vũ nữ Apsara.

1. Nguyên liệu làm gốm

Như những sản phẩm gốm khác, gốm tại Bàu Trúc cũng được làm từ đất sét và cát mịn. Chúng vốn được lấy ở các ruộng lúa bên bờ sông Quao. Dòng sông này cách làng gốm Bàu Trúc không quá xa. Đi dọc theo tỉnh lộ 703 là bạn sẽ thấy được con sông ấy. 

Làng gốm Bàu Trúc - Nguyên liệu làm gốm

Ngay từ công đoạn chọn nguyên liệu cũng đã rất kỳ công (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Để lấy được đất ưng ý, người dân phải đào ba lớp đất thịt mới lấy được lớp đất sét thích hợp. Đất sét sau khi mang về sẽ được phơi khô và đạp vỡ ra, nhồi cùng nước. Sở dĩ làm như thế là để tạo được độ kết dính. Sau đó, những nghệ nhân sẽ trộn chúng lại cùng cát mịn là ra được nguyên liệu làm gốm hoàn chỉnh. Tỷ lệ trộn giữa cát mịn và đất sét phụ thuộc vào công dụng và kích thước sản phẩm. 

2. Làm gốm không sử dụng bàn xoay

Quá trình làm gốm Bàu Trúc không sử dụng đến bàn xoay. Đây là một trong những nét đặc sắc đã tạo nên sự nổi tiếng cho làng gốm này. Nếu có bàn xoay, những nghệ nhân làm gốm không cần phải di chuyển nhiều. Sản phẩm tạo ra vẫn có thể đều đặn và đẹp mắt.

Còn nếu không sử dụng bàn xoay, các nghệ nhân sẽ có phần vất vả hơn. Khâu tạo hình từ đó cũng sẽ khó khăn hơn. Họ sẽ phải di chuyển xung quanh tác phẩm để tạo nên hình thù mong muốn. Chính vì thế mà nhiều người hay gọi vui rằng đây là cách làm “tay quay mông xoay”.

Làng gốm Bàu Trúc - Làm gốm không cần bàn xoay

Những nghệ nhân tại đây hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm mà không cần đến bàn xoay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Việc người dân làng gốm Bàu Trúc không sử dụng bàn xoay cũng có nguyên nhân riêng. Đó là vì kết cấu đất sét tại đây khá đặc biệt. Nếu dùng bàn xoay, đất sét sẽ dính chặt rất khó xoay để tạo hình. Vì thế nên họ bắt buộc phải dùng đến cách truyền thống nhất.

Do được làm hoàn toàn bằng tay nên sản phẩm chứa rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ của nghệ nhân. Việc không dùng đến bàn xoay thật sự là một thách thức rất lớn. Điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn có cả sự kiên nhẫn. Điều này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận – Tuyệt chiêu ăn chơi tẹt ga, chi tiết nhất

3. Phong cách nung có một không hai

Nếu đến tham quan làng gốm Bàu Trúc, bạn sẽ không nhìn thấy những lò nung gốm. Đó là do các nghệ nhân trong làng không dùng cách nung truyền thống. Họ có một cách nung riêng biệt cho mình. Và đó là cách nung lộ thiên. Đây gần như là một cách nung đầy độc đáo chỉ có tại làng gốm Bàu Trúc.

Trước khi nung, người ta sẽ chất lớp vỏ trấu tại một khoảng sân rộng để làm nền. Phía trên đó sẽ được chất củi lên. Tiếp đến là một loạt sản phẩm gốm lớn nhỏ xếp đan xen nhau. Phía trên là lớp rơm khô phủ lên toàn bộ bề mặt. Cuối cùng, người dân sẽ đốt các lớp trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 tiếng. Thông thường sẽ nung qua đêm.

Làng gốm Bàu Trúc - Sản phẩm gốm

Các sản phẩm gốm với đa dạng kích cỡ, hình thù (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sau khoảng thời gian nung thì gốm đã chín. Các nghệ nhân lành nghề sẽ đánh giá xem sản phẩm nào đã đạt được độ chín, sản phẩm nào thì chưa. Với những sản phẩm đủ độ chính sẽ được phủ lên tinh chất hạt điều để tạo độ bóng. Sau khi hoàn thành, gốm sẽ có màu đen của khói và đỏ đất, cùng với đó là độ bóng khá đẹp mắt. 

Để tạo ra được tinh chất hạt điều nói trên cũng là một kỳ công. Người ta sẽ ngâm vỏ hạt điều vào trong nước ấm để nó tiết ra tinh chất. Kế đến là cho chúng vào bình xịt và phun lên bề mặt gốm khi vẫn còn ấm nóng. Điều này giúp sản phẩm trông bắt mắt và nổi bật hơn. 

4. Hoa văn độc đáo, đậm chất đời thường

Những hoa văn trên các sản phẩm gốm tại làng gốm Bàu Trúc đều là các hình ảnh dân dã. Chúng rất gần gũi với cuộc sống đời thường của chúng ta. Những vật dụng đơn giản như vỏ sò, vòng tre… cũng được người dân tạo thành hoa văn trên sản phẩm. Dù đơn giản nhưng lại mang tinh thần và đậm tính dân tộc của nghề làm gốm.

Những sản phẩm sau khi được khắc hoa văn sẽ được đặt tại nơi thoáng mát. Điều này giúp các sản phẩm gốm có được độ bền cao. Bạn chỉ có thể nhìn thấy màu của gốm sau khi bắt đầu khô nước. Đến lúc màu gốm hiện ra rõ nét, sản phẩm mới được phơi khô và mang đi nung.

Làng gốm Bàu Trúc - Hoa văn, tạo hình độc đáo

Để tạo ra những hoa văn, họa tiết này là điều không dễ dàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Một số tác phẩm gốm tại Bàu Trúc sẽ mang đậm nét văn hóa Chăm Pa. Đó có thể là hình sông nước hay hoa văn móng tay. Mỗi sản phẩm đều sở hữu những nét đẹp riêng biệt. Chính điều đó đã tạo nên những cái hồn rất riêng cho từng sản phẩm. Và đấy cũng là một trong những điều quan trọng của nghề làm gốm từ xưa đến nay.

Săn tour giá hot: Tour du lịch Ninh Thuận Đà Lạt 4N4Đ

Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi tham quan làng gốm Bàu Trúc

Khi đã đặt chân đến làng gốm Bàu Trúc, bạn hãy thử trải nghiệm các hoạt động tại đây nhé! Đây chắc chắn là chuyến tham quan chứa đựng nhiều điều bổ ích. Bạn sẽ thu nhặt được nhiều kiến thức bổ ích và giá trị khi đặt chân đến nơi này. 

1. Tham quan làng gốm cổ

Một khi đã đến đây thì bạn không thể nào bỏ qua hoạt động tham quan làng gốm Bàu Trúc. Tại đây có đến hàng ngàn sản phẩm gốm khác nhau để bạn chiêm ngưỡng. Chẳng hạn như vũ nữ, ấm nước, tiểu hòa thượng,... Có rất nhiều tác phẩm nhưng cái nào cũng là “duy nhất”. Bởi lẽ những sản phẩm được tạo tác hoàn toàn bằng tay nên sẽ không có cái nào giống nhau.

Làng gốm Bàu Trúc - Khách tham quan

Du khách ghé thăm làng gốm Bàu Trúc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bạn sẽ được mở mang tầm mắt của mình, khơi gợi cảm hứng nghệ thuật sâu trong cơ thể. Cùng với đó là tận mắt nhìn thấy những nghệ nhân biểu diễn. Bàn tay làm gốm của họ lúc nào cũng thoăn thoắt nhưng lại chuẩn xác vô cùng. Điều đó sẽ khiến bạn trầm trồ không thôi đấy!

2. Tự làm các sản phẩm gốm

Một trong những trải nghiệm được du khách yêu thích nhất khi đến đây là tự tay làm gốm. Quá trình làm gốm thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thật chất không hề dễ dàng. Bạn sẽ được thử cảm giác làm gốm bằng chính đôi tay của mình. Thật sự phải khéo tay lắm mới có thể làm ra được sản phẩm như ý.

Làng gốm Bàu Trúc - Làm gốm

Các nghệ nhân tại đây sẽ hướng dẫn và đồng hành cùng bạn trong quá trình làm gốm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Dù bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng lo nhé! Bởi vì những nghệ nhân lành nghề tại làng gốm Bàu Trúc sẽ hướng dẫn tường tận cho bạn. Những giây phút làm gốm vui vẻ, hăng say sẽ khiến bạn quên cả thời gian. Đây chắc chắn sẽ là một ký ức vui vẻ và đầy đáng nhớ trong chuyến đi này.

>>> Xem thêm: Du lịch Ninh Thuận tận hưởng thiên nhiên biển

3. Các địa điểm tham quan gần làng gốm Bàu Trúc

Sau khi tham quan làng gốm Bàu Trúc, bạn có thể ghé thăm những điểm du lịch nổi tiếng khác gần đó. Chẳng hạn như làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Địa điểm này chỉ cách làng gốm Bàu Trúc khoảng 3 km nên rất dễ di chuyển. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu và ghé qua khu du lịch văn hóa và sinh thái sen Charaih Ninh Thuận.

Giữa nhịp sống ồn ào và hối hả, làng gốm Bàu Trúc vẫn giữ cho mình những nét đẹp riêng. Đó là những giá trị truyền thống trong phong cách làm gốm lâu đời. Một nét đẹp Chăm Pa vẫn còn tồn tại đến nay qua biết bao đời là điều rất quý giá. Nếu là người thích khám phá, tìm hiểu về nghề làm gốm thì hãy đến nơi đây. Điểm đến này sẽ mang đến cho bạn sự bình yên trong tâm hồn. Để đặt tour đi làng gốm bàu Trúc, hãy liên hệ Vietnam Booking qua hotline 1900 3398 nhé! 

Tư vấn miễn phí tour làng gốm Bàu Trúc

235 lượt xem | ThanhVan