Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Khám phá văn hóa Bình Định qua những làng nghề truyền thống

Đến với vùng đất Bình Định ngoài việc tìm hiểu và khám phá những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử thì việc trải nghiệm văn hóa, những phong tục tập quán, lễ hội, các làng nghề truyền thống cũng là một trong nhiều yếu tố giúp cho du khách thêm hiểu, thêm yêu vùng đất Bình Định. Ngày nay, du lịch Bình Định hiện là một trong nhiều địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng ngành nghề, biểu hiện cho sự mày mò, sáng tạo, đôi bàn tay cần mẫn cùng với khối óc thông minh của người dân nơi đây.

Đến với du lịch Bình Định để tìm hiểu về làng nghề truyền thống

Hiện nay, trên toàn tỉnh Bình Định hiện còn lưu giữ được 41 làng nghề truyền thống. Trong đó, có một số làng nghề có tính đặc trưng cao, là nét tiêu biển cho văn hóa Bình Định. Và thường các làng nghề cũng tập trung nhiều tại huyện An Nhơn và Hoài Nhơn giúp cho việc phát triển du lịch An Nhơn và du lịch Hoài Nhơn Bình Định cũng dần trở thành một địa điểm du lịch giá rẻ đầy hấp dẫn, thu hút du khách.

Làng nghề dệt chiếu

Nhắc đến làng nghề dệt chiếu ở Bình Định thì phải nhắc đến huyện Hoài Nhơn, một cái nôi với nghề dệt chiếu truyền thống đã có từ rất lâu đời. Chiếu dệt truyền thống của Bình Định sẽ có rát nhiều loại như: chiếu trơn và chiếu hoa.

Trong đó, chiếu trơn được làm đơn giản, ít công phu hơn chiếu hoa bởi chiếu trơn chỉ được dệt bằng cói trắng không phải nhuôm màu. Còn chiếu hoa nếu muốn có một chiếc chiếu đẹp, người thợ phải đem cói đi nhuộm thành các màu đỏ, xanh, lục…rồi mới đem đi dệt thành chiếu, để làm ra một chiếc chiếu hoa sẽ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi vào mắt thẩm mỹ của người thợ.

du lịch làng nghề bình định

Phơi cói làm chiếu ở làng nghề chiếu cói Bình Định - Ảnh sưu tầm

Tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng được xem là một nghề ít phải dãi nắng dầm mưa nên nghề dệt chiếu được truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, cũng chẳng còn ai nhớ rõ nghề này có từ bao giờ, chỉ biết là khi lớn lên thì những người dân nơi đây đã gắn bó với cây lát và làng nghề dệt chiếu.

Hiện tại, có hơn một nửa hộ dân ở Hoài Nhơn vẫn sống bằng nghề dệt chiếu. Và nếu có dịp đến với du lịch Bình Định, du khách hãy ghé đến thăm nghề dệt chiếu Hoài Nhơn để làm phong phú thêm cho hành trình du lịch trong nước đến với xứ Nẫu của du khách.

Làng nghề rượu Bầu Đá

Nhắc đến du lịch làng nghề Bình Định mà không nhắc đến làng nghề nấu rượu Bầu Đá thì quả là một thiếu xót lớn cho hành trình tìm hiểu du lịch trong nước của du khách. Từ lâu rất lâu, rượu Bầu Đá đã trở thành một thương hiệu rượu dân dã, rất riêng của Bình Định. Rượu Bầu Đá thu hút du khách không chỉ vì cái tên mà còn bởi hương vị thơm nồng của rượu.

cẩm nang du lịch bình định

Nghề nấu rượu Bầu Đá ở Nhơn Lộc Bình Định - Ảnh sưu tầm

Hiện nay, xã Nhơn Lộc là một trong những nơi được xem là quê hương của rượu Bầu Đá, nổi tiếng với những phương pháp ủ nấu rượu thủ công, riêng biệt đem lại hương thơm đặc trưng mà chẳng có loại rượu nào sánh bằng.

Theo kinh nghiệm của những người nấu rượu lâu năm ở làng nghề rượu Bầu Đá thì muốn có một nồi rượu thơm ngon thì phải dùng 5kg gạo trì để nấu và nấu liên tục trong 6 tiếng chỉ để thu được từ 2,3 đến 3 lít cho mỗi mẻ. Và ngoài những kĩ thuật nấu truyền thống thì dụng cụ để nấu rượu cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên hương vị tinh khiết đặc trưng của rượu.


>> Khám phá ngay:  Danh sách Khách sạn tại Bình Định giá rẻ được yêu thích nhất


Làng nghề bánh tráng

Khi đi qua thị xã An Nhơn thì chắc chắn đập vào mắt du khách là những vỉ bánh tráng đang được phơi dọc hàng rào 2 bên đường đi. Trong đó, Trường Cửu là nơi được biết đến là nơi sản xuất bánh tráng nhiều nhất của vùng đất Bình Định.

du lịch bình định nên đi đâu

Làng nghề bánh tráng truyền thống ở Bình Định - Ảnh sưu tầm

Làng nghề bánh tráng Trường Cửu đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước và hiện nay, trong khi một số làng nghề khác đang chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt và có nguy cơ bị mai một, thì làng bánh tráng Trường Cửu vẫn ngày được mở rộng với hơn 200 hộ làm bánh và có đầu ra ổn định.Thời gian làm bánh cao điểm khoảng thời gian cận Tết, khi mà nhà nhà, người người làm bánh. Trường Cửu vào những ngày này nhộn nhịp như hội, các hộ trong làng nghề phải thức cả ngày lẫn đêm, để pha bột, tráng bánh, phơi bánh.

Bánh tráng ở làng Trường Cửu mang những nét đặc trưng với màu bánh tráng ở đây không trắng, mỏng như loại bánh tráng thường thấy ở các chợ, mà lại dày và có màu hơi đen hoặc vàng, tùy vào loại mè người ta bỏ vào bánh. Và chính vì vậy mà lại vô tình tạo nên hương vị thơm ngon, khác biệt cho bánh tráng Trường Cửu.

Làng nghề nón lá Gò Găng

Đến với du lịch Bình Định,tìm hiểu về làng nghề nón Gò Găng du khách sẽ thấy sự khác biệt với những làng nghề khác khi đây chỉ là một ngôi chợ bán sĩ nón ở Gò Găng, An Nhơn. Còn thật ra, làng nghề làm nón truyền thống nằm rải rác khắp các làng, các huyện của thị xã An Nhơn hay tại huyện Phù Cát nổi danh với làng nghề làm nón ngựa.

du lịch hoài nhơn bình định

Làng nghề nón lá Gò Găng - Ảnh sưu tầm

Được biết nghề làm nón Gò Găng xuất hiện từ thời Nguyễn Huệ rồi được lưu truyền, gìn giữ cho đến ngày nay. Trải qua nhiều lần cải tiến, chiếc nón Gò Găng hiện nay là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ của xứ Huế và nón ngựa ngày xưa, giúp tiết kiệm được nguyên bật liệu, giảm bớt tính cầu kỳ thái quá để phù hợp hơn với người dân lao động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng, đầy nét thơ. Và với vẻ đẹp thanh mảnh, các chi tiết riêng biệt của mình thì nón lá gò Găng cũng đã được đứng tên, nhắc đến trong nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa nổi tiếng qua nhiều thời kì.

7803 lượt xem | Vietnam Booking
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp