Mục lục [Hiện]
  1. Siết chặt thủ tục xét duyệt visa Schengen cho công dân Việt
  2. Nguyên nhân visa Schengen có thể bị siết chặt trong thời gian tới

Thực hư việc siết chặt xét duyệt visa Schengen cho công dân Việt?

Theo thông tin từ website của Cục Di trú Na Uy (UDI), kể từ ngày 18/11/2019, công dân Việt Nam sẽ bị siết chặt xét duyệt thủ tục xin visa Schengen. Vậy thực hư thông tin này như thế nào? Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Siết chặt thủ tục xét duyệt visa Schengen cho công dân Việt

Dẫn nguồn từ trang web của Cục Di trú Na Uy (UDI): "Công dân của một số quốc gia 'nhất định' muốn xin thị thực đi Schengen thì đơn xin này phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia trong khối Schengen", và danh sách 37 "quốc gia nhất định" này có Việt Nam.

Xin visa Schengen

Giấc mơ du lịch Châu Âu sẽ thành hiện thực nếu bạn xin thành công visa Schengen (Ảnh: Internet)

Thông tin này có nghĩa, nếu bạn đến cơ quan lãnh sự Pháp làm thủ tục xin cấp visa Schengen (Pháp là điểm đến chính hoặc điểm lưu trú dài nhất) thì ngoài hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ phải chờ sự đồng ý của tất cả 25 nước còn lại trong khối Schengen. Nếu tất cả đồng ý thì quý khách sẽ được cấp visa, ngược lại họ không cần đưa ra lời giải thích về việc từ chối visa của bạn.

Về cơ bản, nội dung vấn đề trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi theo trang web chính thức của Ủy ban Châu Âu (https://ec.europa.eu), việc xét duyệt visa trong khối Schengen từ trước đến nay luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các nước trong khối. Cũng trong phần "xử lý đơn xin thị thực" trên trang web của Ủy ban châu Âu đã nêu rõ các quốc gia trong khối Schengen có quyền "gửi đơn xin visa nộp cho họ từ một số nước nhất định bao gồm Việt Nam" đến các nước khác trong khối để thẩm định. Quá trình thẩm định này có thể kéo dài tới 7 ngày.

Đồng thời, website của UDI (https://bit.ly/33efzJ6) cũng có thông tin: "Khi đại sứ quán, lãnh sự quán hay UDI đã xem xét đơn của bạn, chúng tôi sẽ gửi nó đến các quốc gia Schengen khác. Chúng tôi không thể hoàn tất quá trình thẩm định đơn của bạn cho đến khi tất cả các quốc gia này đồng thuận. Quá trình này sẽ mất ít nhất 8 ngày".

Như vậy, thông tin về việc xin visa Schengen phải chờ thẩm định của các nước trong khối là có cơ sở. Song việc thẩm định này đã được áp dụng và duy trì từ lâu chứ không phải mới thay đổi và áp dụng từ ngày 18/11/2019. Điều này có nghĩa, ở thời điểm hiện tại đương đơn xin visa Schengen vẫn chuẩn bị hồ sơ như trước và thủ tục xét duyệt không có gì thay đổi.

Dịch vụ làm visa uy tín

Xin visa Schengen không thành vấn đề nếu bạn đăng ký dịch vụ visa trọn gói tại Vietnam Booking (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, một điểm khác so với thông tin trên mạng xã hội là quá trình thẩm định của các quốc gia trong khối Schengen sẽ diễn ra trên hệ thống "Thông tin Schengen" (Schengen Information System - viết tắt là SIS) chứ không qua đường "công hàm điện tử". (SIS là hệ thống chia sẻ thông tin lớn nhất, được sử dụng rộng nhất để quản lý biên giới và an ninh tại châu Âu. Hệ thống này cho phép các cơ quan có thẩm quyền quốc gia như cảnh sát hay biên phòng đăng nhập để kiểm tra các cảnh báo tại châu Âu. Đây cũng là điểm để các cơ quan cấp thị thực và di trú trao đổi và tham vấn về việc cấp hay từ chối thị thực cho công dân nước thứ ba.)

Nguyên nhân visa Schengen có thể bị siết chặt trong thời gian tới

Sau hàng loạt các vụ việc công dân Việt Nam nhập cư và lao động bất hợp pháp bị phát hiện tại Anh, Đài Loan,... hộ chiếu Việt đã tụt 15 bậc và rơi vào nhóm cuối cùng trong bảng xếp hạng các hộ chiếu trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc người Việt Nam xin thị thực nói chung và xin thị thực đi Schengen nói riêng bị siết chặt hơn.

Tuy nhiên, theo dịch vụ làm visa Schengen uy tín, nếu bạn chuẩn bị thật tốt hồ sơ và làm đúng trình tự thì việc được cấp visa Schengen cũng không phải là quá khó trong thời điểm này. Nếu cần thêm các thông tin chi tiết khác về thị thực Schengen, quý khách hãy gọi ngay Vietnam Booking qua hotline: 1900 3498. Toàn bộ những thắc mắc, trăn trở của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể và miễn phí!.

Vietnam Booking 15:04 26/11/2019 | 506 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp