Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Kinh nghiệm du lịch Vân Đồn Quảng Ninh [Tổng hợp 2024]

Mục lục [Hiện]
  1. Nên đi du lịch Vân Đồn vào mùa nào?
  2. Di chuyển trong chuyến đi 
    1. 2.1 Di chuyển đến Vân Đồn
    2. 2.1.1 Hà Nội - Vân Đồn
    3. 2.1.2 Hà Nội - Cửa Ông - Vân Đồn
    4. 2.2 Di chuyển tại Vân Đồn
  3. Lưu trú tại Vân Đồn
    1. 3.1 City Bay Palace Hotel 
    2. 3.2 Tuấn Ngọc Hotel
    3. 3.3 Mai Homestay
  4. Chơi gì tại Vân Đồn?
    1. 4.1 Cụm thiên đường biển đảo xinh đẹp
    2. 4.1.1 Bãi Quan Lạn
    3. 4.1.2 Bãi Dài
    4. 4.1.3 Bãi Việt - Mỹ
    5. 4.1.4 Bãi Minh Châu
    6. 4.1.5 Bãi Đá tròn
    7. 4.1.6 Đảo Ngọc Vừng
    8. 4.1.7 Đảo Ba Mùn
    9. 4.2 Cụm đình - chùa - miếu - nghè
    10. 4.2.1 Chùa Cái Bầu
    11. 4.2.2 Miếu Quan Lạn
    12. 4.2.3 Đình Quan Lạn
    13. 4.2.4 Chùa Quan Lạn
    14. 4.2.5 Nghè Quan Lạn
  5. Ăn gì tại Vân Đồn?
    1. 5.1 Sá sùng
    2. 5.2 Ruốc hàu
    3. 5.3 Chả mực giã tay Vân Đồn
    4. 5.4 Nước mắm Cái Rồng
    5. 5.5 Cá, tôm, mực khô
  6. Mua gì làm quà khi du lịch Vân Đồn?
    1. 5.1 Sá sùng
    2. 5.2 Ruốc hàu
    3. 5.3 Chả mực giã tay Vân Đồn
    4. 5.4 Nước mắm Cái Rồng
    5. 5.5 Cá, tôm, mực khô

Du lịch Quảng Ninh được biết đến bởi những địa danh thắng cảnh siêu đẹp như: Đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, Vịnh Bái Tử Long,... Nhưng để có chuyến du lịch thật tuyệt vời và trọn vẹn nhất, chắc hẳn bạn đang quan tâm đến những thông tin về kinh nghiệm du lịch Vân Đồn Quảng Ninh phải không nào! Nơi đây không chỉ mệnh danh là non nước hữu tình mà còn có rất nhiều điều khám phá đang chờ đón bạn, tìm hiểu ngay nhé!

Nên đi du lịch Vân Đồn vào mùa nào?

Thuộc địa phận Quảng Ninh, Vân Đồn là một địa điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh du lịch Hạ Long hay Cô Tô. Ngoài biển xanh cát trắng đặc trưng Quảng Ninh, huyện đảo Vân Đồn còn có núi non trùng điệp tạo nên một bức tranh thủy mặc thu hút vô cùng. Bạn có thể đặt tour du lịch Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm để khám phá vẻ đẹp nơi đây.

Vân Đồn đẹp vào mọi mùa trong năm, nhưng tuyệt vời nhất vẫn là vào dịp hè. Bởi khi ấy biển thì trong xanh, những bãi cát trắng trải dài, nắng vàng rực rỡ cùng thực vật tươi tốt, làm nơi này căng tràn sức sống. Để chuyến đi chơi của bạn thuận lợi nhất, bạn nên tránh tháng 9 và 10 vì thời gian này Vân Đồn thường có mưa bão lớn.

Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích không khí lễ hội và muốn tìm về các giá trị văn hóa truyền thống thì có thể đến Vân Đồn từ ngày 10 đếm ngày 20 tháng 6 âm lịch để tận hưởng không khí nô nức của lễ hội Quan Lạn, nhằm ca ngợi các vị anh hùng dân tộc đã có công trong cuộc chiến chống Nguyên Mông oanh liệt.

Xem thêm: Tour Quảng Ninh 2 ngày 1 đêm giá rẻ

Di chuyển trong chuyến đi 

Di chuyển đến Vân Đồn

Huyện đảo Vân Đồn cách Hà Nội 220km, nên bạn có thể xuất phát từ thủ đô đến đây bằng xe khách mất khoảng 4 đến 5 tiếng hoặc tự túc di chuyển bằng xe máy nếu bạn là người thích phượt, cũng như để tiết kiệm thời gian và chi phí. Có hai cách để bạn đến Vân Đồn:


Xe khách đến Vân Đồn (Ảnh: Internet)

Hà Nội - Vân Đồn

  • Khởi hành lúc 6h sáng: Xe từ bến Yên Nghĩa, Hà Đông
  • Khởi hành lúc 6h20: Xe bến Mỹ Đình
  • Khởi hành lúc 17h.: Xe bến Lương Yên
  • Giá xe di chuyển vào khoảng 120.000Đ/người/lượt. 

Hà Nội - Cửa Ông - Vân Đồn

Từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, Gia Lâm bạn bắt xe buýt Hoàng Long hoặc Kumho Viet Thanh với chi phí 120.000Đ/người/lượt đi Cửa Ông. Sau đó, bạn bắt xe taxi hoặc xe ôm đi từ Cửa Ông đến Vân Đồn với chi phí khoảng 60.000Đ/người. 

Di chuyển tại Vân Đồn

Vân Đồn là một huyện đảo, nên bạn sẽ di chuyển bằng tàu để tham quan các đảo. Ngoài ra, không khí trên đảo vốn trong lành đồng thời dịch vụ thuê xe máy không quá phổ biến nên lựa chọn tốt nhất là xe đạp và xe lam để tham quan. 


Tàu đi tham quan các đảo (Ảnh: Internet)

Lưu trú tại Vân Đồn

Bên cạnh các địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng thì nơi lưu trú là điều mà bất cứ người yêu xê dịch nào cũng quan tâm mỗi khi đến vùng đất mới. Nhìn chung, chi phí lưu trú tại Vân Đồn có giá tương đối phải chăng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc tìm nơi nghỉ ngơi hợp túi tiền mà vẫn thoải mái. Nhà nghỉ, homestay, khách sạn Quảng Ninh không nhiều nên bạn cũng dễ dàng lựa chọn; Hòn Gai là địa điểm tập trung nhiều nơi cung cấp dịch vụ lưu trú nhất. Bạn có thể đặt phòng trước qua ứng dụng của đại lý dịch vụ lữ hành uy tín như Vietnam Booking để tiết kiệm thời gian, chi phí.

City Bay Palace Hotel 

Tọa lạc tại địa chỉ 156, Đường Lê Thánh Tông, Phường Bạch Đằng, Tp. Hạ Long; City Bay Palace Hotel thuộc hàng khách sạn cao cấp tại đây. Giá phòng tại City Bay Palace Hotel rơi vào khoảng 700.000Đ mỗi đêm. Khách sạn trang bị đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, nội thất mới sẽ mang đến cho bạn những giây phút nghỉ ngơi thoải mái. Tuy nhiên, một điểm trừ là thức ăn tại đây khá ít.

Tuấn Ngọc Hotel

Nằm gần cảng Cái Rồng, Tuần Ngọc Hotel có giá khoảng 600.000Đ mỗi đêm. Khách sạn nằm ngay trung tâm Vân Đồn nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Phòng ốc sạch sẽ, trang bị tiện nghi giúp bạn có một kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng.


Nhà nghỉ, khách sạn tại Vân Đồn rất đa dạng (Ảnh: Internet)

City Bay Hotel

City Bay Hotel có địa chỉ 156B, Đường Lê Thánh Tông, Phường Bạch Đằng, Hòn Gai; là địa điểm quen thuộc của nhiều du khách mỗi khi đi đến Quảng Ninh. Phòng ở đây có giá tương đối mềm, vào khoảng 500.000Đ mỗi đêm. Đặc biệt, khách sạn rất gần chợ, thuận tiện cho việc mua hải sản tươi ngon thưởng thức.

Mai Homestay

Nếu bạn quá quen thuộc với dịch vụ lưu trù tại nhà nghỉ và khách sạn, bạn có thể tham khảo Mai Homestay tọa lạc tại thôn Thái Hòa, Quan Lạn. Đây là một homestay được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi thiết kế xinh xắn, ấm cúng và dịch vụ tương đối tốt.


Homestay được nhiều bạn trẻ yêu thích (Ảnh: Internet)

Chơi gì tại Vân Đồn?

Vân Đồn là huyện đảo trù phú bao gồm 600 đảo lớn nhỏ với khoảng 20 đảo có người sinh sống. Mỗi một địa điểm lại có nét đẹp đặc trưng, nên rất thuận lợi cho việc lựa chọn nơi vui chơi hợp với bản thân và tiết kiệm thời gian di chuyển.

Cụm thiên đường biển đảo xinh đẹp

Bãi Quan Lạn

Bãi Quan Lạn là cái tên gắn liền với Vân Đồn cho bất kỳ du khách nào muốn đến đây tận hưởng kỳ nghỉ. Bãi Quan Lạn nằm trong một hòn đảo xinh đẹp thuộc vịnh Bái Tử Long, để di chuyển đến đây bạn đi tàu cao tốc khoảng 50p từ cảng Cái Rồng với chi phí từ 120.000Đ đến 160.000Đ/lượt.


Vân Đồn là nơi tuyệt vời để "nạp vitamin sea" (Ảnh: Internet)

Bãi Dài

Dù không nổi tiếng như người bạn Quan Lạn nhưng bãi Dài vẫn đủ sức níu chân du khách bởi vè thanh bình và hoang sơ. Điểm nổi bật tại đây là cầu tàu bằng gỗ trông đơn giản nhưng rất hài hòa với đất trời tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Nhờ cầu tàu này mà bãi Dài rất được klongf các bạn trẻ thời gian qua bởi mang về những tấm ảnh quá ấn tượng.


Địa điểm check-in nổi tiếng tại bãi Dài (Ảnh: Internet)

Bãi Việt - Mỹ

Bên cạnh các bãi biển tự nhiên, hoang sơ thì Vân Đồn còn có bãi biển nhân tạo là Việt - Mỹ. Nơi đây rất thích hợp để du khách tắm biển, nghỉ dưỡng hay ngồi bè thưởng thức các món ăn được chế biến từ hải sản tươi sống. 


"Sống ảo" cực chất dù background không cầu kỳ (Ảnh: Internet)

Bãi Minh Châu

Nếu bạn là người yêu thích vẻ hoang sơ và yên tĩnh thì bãi Minh Châu là lựa chọn rất thích hợp. Bởi bãi nằm cách các bãi khác khá xa, bề mặt thoải, nền cứng và nước được mệnh danh là trong xanh nhất tại Vân Đồn. Chính vì những điều này, mà bãi Minh Châu là nơi lý tưởng cho việc tản bộ, thả dáng trên cát đắm chìm vào thiên nhiên hay ghi lại những tấm ảnh lung linh nhưng không cầu kỳ.


Vẻ đẹp thanh bình mà ai cũng muốn đến (Ảnh: Internet)

Bãi Đá tròn

Một bãi tắm độc đáo, tuyệt đẹp không thể không ghé thăm mỗi khi đến Vân Đồn du lịch đó là bãi Đá tròn. Nơi này gây ấn tượng ngay từ lần đầu du khách đặt chân đến bởi nét đặc sắc đến từ những phiến, viên đá tròn nhiều kích cỡ, màu sắc chồng lên nhau trải dài đến cuối bãi. 

Bãi đá toát lên một vẻ cổ xưa cùng màu xanh mơn mởn của núi rừng, ánh nắng vàng mùa hạ rực rỡ và trời trong, biển xanh khiến nơi đây rất nên thơ, yên bình. Đặc biệt, bãi Đá tròn là nơi tuyệt vời để ngắm bình minh mỗi sớm mai và hoàng hôn chiều muộn.

Đảo Ngọc Vừng

Ngọc Vừng là hòn đảo còn đậm chất hoang sơ khiến bao con tim quyến luyến đặt chân đến là chẳng muốn rời đi. Bạn có thể dành trọn ngày để khám phá nơi này và để đến đảo bạn di chuyển bằng tàu với giờ khởi hành là 7h và 13h30 mỗi ngày có giá vé vào khoảng 60.000Đ/lượt.


Quang cảnh đẹp như một bức xanh thủy mặc (Ảnh: Internet)

Để tham quan đảo bạn có thể dùng xe đạp hoặc xe lam để tận hưởng trọn vẹn vẻ hoang sơ, không khí trong lành. Các địa điểm nên đi tại đảo là biển Trường Chinh, hòn Pháo Đài, rừng phi lao ven biển. 

Ngoài ra, bạn có thể cắm trại dọc bờ biển dài 3km, nếu bạn yêu thích cảm giác ấm áp bên chiếc nệm êm thì nên cân nhắc lại việc qua đêm vì đảo hoang sơ và khá vắng người.

Đảo Ba Mùn

Hoang sơ hơn cả đảo Ngọc Vừng, đến với Ba Mùn bạn sẽ trầm trồ trước thiên nhiên trù phú tại nơi này. Đặc biệt, đảo Ba Mùn còn có các loài thực vật quý như đinh, lim, sến, táu, vàng hương.


"Viên ngọc quý" của Vân Đồn (Ảnh: Internet)

Quả là còn gì bằng việc thả hồn vào không gian trong lành với trước mặt là núi nó, trời biển và những người thân yêu bên cạnh, bao mệt mỏi thường ngày dường như tan biến bạn nhỉ?

Cụm đình - chùa - miếu - nghè

Những địa điểm mang giá trị tín ngưỡng truyền thống là không thể thiếu đối với mỗi chuyến đi. Bởi mỗi lần đặt chân viếng thăm, chúng ta có thêm kiến thức, thêm tự hào, tỏ lòng biết ơn đối với những bậc anh tài có công với đất nước. Cụm di tích đình - chùa - miếu - nghè là nơi cất giữ những giá trị tuyền thống đẹp, thể hiện sự thành kính đối với đời trước, mang đến niềm tin ấm no - hạnh phúc - bình an cho bất cứ ai đến viếng.

Chùa Cái Bầu

Được xâu dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự có niên đại khoảng 700 năm (từ đời Trần), chùa Cái Bầu có tên gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm bao quanh là núi và biển khiến du khách cực ngỡ ngàng khi đến đây.


Đường đến chùa Cái Bầu (Ảnh: Internet)

Đối với những người yêu giá trị văn hóa tâm linh thì chùa Cái Bầu là địa điểm tuyệt vời bởi sự linh thiêng, kiến trúc đồ sộ độc đáo cùng cảnh đẹp như tranh vẻ quanh chùa.

Miếu Quan Lạn

Một địa điểm thu hút khách du lịch khác mà bạn nên đến đó là cụm miếu tại Quan Lạn. Tại đây có 4 ngôi miếu: miếu Đồng hồ, miến Đức Ông, miếu Cao Sơn và miếu Sao Ơn. Miếu Đồng hồ, Đức Ông và Sao Ơn là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm, những người đã hy sinh anh dũng khi đánh giặc Nguyên Mông từ thế kỷ 13. Còn miếu Cao Sơn là nơi thờ thần Núi, vị thần quan trọng trong tiềm thức người dân địa phương, bởi họ cho rằng nhờ có thần che chở mà đời sống mới được ấm no, bình yên.

Đình Quan Lạn

Kể từ năm 1990, đình Quan Lạn được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Từ đó đến nay, nơi này trở thành địa điểm du lịch Vân Đồn không thể không viếng thăm. Ban đầu, đình được dựng gần Cái Làng - trung tâm thương cảng của Vân Đồn, sau đó đình được xây lại tại thôn Đoài, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn.


Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (Ảnh: Internet)

Đình thờ thần Thành Hoàng của làng, những người có công dựng làng. Sau đó thờ Trần Khánh Dư, một vị anh hùng dân tộc có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền giặc Nguyên Mông.

Chùa Quan Lạn

Chùa Quan Lạn hay còn được gọi là Linh Quang Tự, được xây dụng theo lối kiến trúc 3 gian đơn giản: phía ngoài cùng là tam quan, giữa là hậu cung và cuối cùng là bái đường. Chùa thờ Phật, Công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu. Về cụ Hậu, tương truyền rằng, cụ là một bà lão sinh thời không chồng không con, hiền lành, phúc hậu; khi mất đã dâng toàn bộ tài sản cho chùa. 

Chùa toát lên vẻ cổ kính với màu vàng đặc trưng, tường có đôi chỗ rêu phong và in đậm dấu tích thời gian. Tất cả điều đó đã tạo nên một quang cảnh vừa cổ kính vừa huyền bí khiến khách du lịch không khỏi trầm trồ về một địa điểm cổ xưa.

Nghè Quan Lạn

Nghè cũ Quan Lạn sau khi bị hỏng thì vào năm 1986 được xây dựng lại, dân làng đã rước bài vị và sắc phong đức thánh về an tọa tại đây.

Hằng năm, vào ngày 16/6 Âm lịch, dân làng tổ chức lễ rước ngài từ nghè về đình và có phần hội chèo thuyền độc đáo. Sau đó ngày 19/6 Âm lịch sẽ làm lễ xa giá hoàn cung rước ngày về lại nghè. Chính bởi sự kính cẩn trong thực hành lễ nghĩa cho thấy đình và nghè Quan Lạn gắn bó sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Ăn gì tại Vân Đồn?

Đến với biển đảo dĩ nhiên những món ăn sẽ được chế biến từ hải sản tươi sống. Chi phí ăn uống tại Vân Đồn dao động từ 100.000Đ đến 200.000Đ mỗi người khi thưởng thức tại quán ăn, nhà hàng. Du khách muốn tiết kiệm chi phí có thể nhờ người dân chế biến sẽ tiết kiệm hơn vì chỉ khoảng 50.000Đ/người. Nếu bạn muốn một tour du lịch mùa hè giá rẻ thì Vân Đồn là điểm đến lý tưởng vì chi phí lưu trú và ăn uống tương đối phải chăng.


Hải sản tươi ngon tại Vân Đồn (Ảnh: Internet)

Bạn có thể tham khảo một số quán ăn ngon với giá phải chăng như: nhà hàng Gió Biển 2, nhà hàng Tuyên Tuyết, nhà hàng Phấn Tuyết, nhà hàng Đại Dương để kinh nghiệm du lịch Vân Đồn Quảng Ninh thêm phong phú nhé!

Mua gì làm quà khi du lịch Vân Đồn?

Sá sùng

Nhắc đến sản vật đáng mua về làm quà thì sá sùng là cái tên sáng giá nhất. Bởi nó vô cùng đắt đỏ chỉ đánh bắt chứ chưa thể nuôi trồng. Sá súng có nhiều tên gọi như sa sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai... Theo quan niệm Đông Y, loài sản vật này có vịt ngọt, tính mát, chủ trị chứng tâm hàng, bổ dương khí... nên nó luôn được xếp vào hàng thực phẩm bổ dưỡng. 


Món quà quý mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho Vân Đồn (Ảnh: Internet)

Sá sùng được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Nếu đến các hàng quán tại Vân Đồn, bạn có thể gọi sá sùng chế biến thành các món: nấu canh lá lốt, xào cần tỏi hay su hào, xào chua, chiên, làm gỏi... Nếu bạn muốn mua về làm quà thì có thể chọn sá sùng khô. 

Ruốc hàu

Hàu tại Vân Đồn nổi tiếng là nhiều thịt và rất ngọt, bên cạnh chế biến thành các món ăn hấp dẫn bạn thưởng thức tại chỗ, thì ruốc hàu là một đặc sản trứ danh mà ai cũng muốn sở hữu một lọ mang về làm quà. 

Hàu được đánh bắt tại chỗ, nên ruốc có hương vị rất chất lượng và đặc trưng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai, ngọt dịu, béo béo vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm ruốc hàu với cơm, xôi, cháo trắng...

Chả mực giã tay Vân Đồn

Chả mực từ lâu là đặc sản của Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng. Điểm đặc sắc của chả mực đó là nguyên liệu đánh bắt từ biển sau đó được chế biến ngay. Công đoạn làm ra chả cũng hoàn toàn bằng thủ công (giã tay) nên đặc sản này rất dai ngon và đậm đà. Chả mực ngon nhất là dùng khi còn nóng, ăn kèm với xôi, cơm, bánh cuốn quả là "cực phẩm".


Đặc sản không thể bỏ qua khi đến Vân Đồn (Ảnh: Internet)

Nước mắm Cái Rồng

Nước nắm Cái Rồng nổi tiếng gần xa từ trước đến nay vì đậm đà hương vị biển. Đặc sản này luôn được chọn về làm quà vì có hương vị rất đặc trưng, được chế biến theo phương pháp truyền thống nên kho hay dùng trực tiếp đều rất ngon.

Cá, tôm, mực khô

Ai về xứ biển cũng không để quên một đặc sản từ thiên nhiên đó lầ cá khô và mực khô. Những loại cá, mực đa dạng được đánh bắt tại ngay vùng biển Vân Đồn nên rất chất lượng. Nếu bạn bối rối chẳng biết mua gì về làm quà để "chiều lòng" những người thân thương thì cá, tôm, mực khô là một lựa chọn an toàn đấy!


Món quà đơn giản mà ấm lòng (Ảnh: Internet)

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để "nạp vitamin sea", vì thế một chuyến du lịch đến vùng biển tận hưởng khí trời trong lành mát mẻ thì còn gì bằng bạn nhỉ. Hy vọng kinh nghiệm du lịch Vân Đồn từ Vietnam Booking sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho kế hoạch tận hưởng mùa hè này nhé. Liên hệ tổng đài 1900 3398 để được tư vấn các các tour du lịch trong nước hấp dẫn nhé!

Tư vấn miễn phí tour Quảng Ninh

4126 lượt xem | Vietnam Booking