Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Chùa Miếu Nổi – Ngôi cổ tự hơn 300 năm tuổi trong lòng Sài Gòn

Mục lục [Hiện]
  1. Chùa Miếu Nổi ở đâu?
  2. Vì sao lại gọi là chùa Miếu Nổi?
  3. Chùa Miếu Nổi có gì đặc sắc?
    1. 3.1 Cảnh quan đặc sắc ở chùa Miếu Nổi
    2. 3.2 Kiến trúc độc đáo ở chùa Miếu Nổi
    3. 3.3 Chùa Miếu Nổi thờ ai?
    4. 3.4 Những hoạt động đặc sắc tại chùa Miếu Nổi
  4. Một số điều cần lưu ý khi đi chùa miếu nổi

Trong thời gian gần đây, chùa Miếu Nổi được rất nhiều người ghé đến chiêm bái. Ngôi chùa với lối kiến trúc đầy độc đáo tọa lạc tại ngay giữa sông. Chính nét đặc trưng này đã khiến cho ngôi miếu cổ thêm phần nổi tiếng. Để hiểu rõ thêm về nơi đây, mời bạn hãy cùng Vietnam Booking khám phá  nhé!  

Chùa Miếu Nổi ở đâu?

Chùa Miếu Nổi còn được mọi người biết đến với tên là miếu Phù Châu. Bạn có biết ngôi chùa này ở đâu không? Dù gọi là miếu nổi nhưng địa điểm này hoàn toàn ở Sài Gòn chứ không phải miền Tây đâu nhé! Ngôi chùa tọa lạc tại phường 5, quận Gò Vấp. Và đã được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ thời vua Gia Long.

Ngôi cổ tự này có diện tích khoảng 500 m2. Miếu nằm trên một cù lao nhỏ thuộc sông Vàm Thuật. Dù sát khu dân cư nhưng chùa lại mang nét thanh tịnh và yên bình rất riêng. Đến với nơi đây, bạn sẽ tìm được sự bình an trong tâm hồn mình. Vậy bạn có biết cách đi chùa Miếu Nổi Gò Vấp không? 

Chùa Miếu Nổi - Chùa Miếu Nổi

Chùa Miếu Nổi với vị trí nằm biệt lập giữa sông (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tính cột mốc từ chợ Gò Vấp, bạn sẽ chạy theo đường Nguyễn Thái Sơn. Chạy hết đường thì rẽ vào Trần Báo Giao. Đi thêm khoảng 100 m thì sẽ đến bãi giữ xe của miếu. Vì miếu nằm giữa sông nên bạn sẽ phải đi thêm một chuyến đò nữa. Giá vé đò cho chiều đi lẫn về là 10.000 đồng. Thời gian chờ đò khoảng 10 phút và sẽ mất tầm 5 phút để đến miếu.

Vậy chùa Miếu Nổi mấy giờ mở cửa? Ngôi cổ tự mở cửa từ 8 giờ sáng đến 18 giờ hàng ngày. Vào dịp Tết Nguyên đán, mùng 1 hay rằm tháng Bảy… thì sẽ mở cửa lâu hơn. Cụ thể là đến khoảng 20 giờ.

>>> Xem thêm: Du lịch Sài Gòn – Kinh nghiệm ăn chơi thả ga chốn "phồn hoa đô thị"

Vì sao lại gọi là chùa Miếu Nổi?

Xoay quanh miếu Phù Châu là những câu chuyện rất thú vị. Theo tương truyền, ngày xưa có người đàn ông nọ đã vớt được xác của một người phụ nữ tại khúc sông này. Sau khi mang đi chôn, ông đã dựng lên một miếu thờ nhỏ. Ngôi miếu được dựng khá đơn sơ, chủ yếu bằng tre nứa với mục đích cầu bình an. Nhưng được một thời gian thì ngôi miếu đã bị bỏ hoang.

Đến năm 1992, một người khác đã đứng ra trùng tu và xây lại như hiện tại. Và theo thời gian, miếu nổi Phù Châu ngày càng khang trang hơn. Với nét kiến trúc độc đáo, chùa Miếu Nổi ngày càng nổi tiếng. Số người đến đây cúng viếng, chiêm bái ngày càng nhiều.

Chùa Miếu Nổi - Sự tích chùa

Chùa Miếu Nổi với góc nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thế nhưng khi bạn hữu duyên đến đây, sẽ thấy trên văn bia là câu chuyện khác. Truyền thuyết kể rằng ngư dân nọ đã vớt được một pho tượng từ dưới sông. Mọi người cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề nên đã lập miếu thờ cúng. Trước năm 1975, đây là địa điểm hành hương rất nổi tiếng nhưng sau đó bị bỏ hoang.

Sau này, một người gốc Hoa đã trùng tu lại miếu và thờ thêm những vị phật khác. Chẳng hạn như Quan Âm, Thập Bát La Hán, Phật Di Lặc,... Và từ đó, Phù Châu miếu Miếu Nổi ngày càng được nhiều người biết đến như ngày nay. 

Chùa Miếu Nổi có gì đặc sắc?

Bạn hãy bỏ túi ngay bí kíp du lịch 1 ngày nên đi đâu TPHCM. Đây là điểm đến tâm linh rất phù hợp để bạn đi về trong ngày. Vậy địa điểm này có gì mà lại thu hút du khách đến thế? Mời bạn hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!

1. Cảnh quan đặc sắc ở chùa Miếu Nổi

Chùa nằm trên một cù lao với diện tích hơn 2.500 m2. Với bốn bề sông nước, điều này đã mang đến cho ngôi cổ tự cảnh quan vô cùng đặc sắc. Phía bờ Tây của miếu là khu dân cư đông đúc, nhộn nhịp, thuộc phường 5, quận Gò Vấp. Còn bờ Đông là khu chuyên canh thuộc phường An Phú Đông, quận 12.

Chùa Miếu Nổi - Cảnh quan

Với bốn bề là nước, điều đó đã mang đến cho ngôi miếu cảnh sắc có “một không hai” (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khung cảnh đặc sắc này đã gây ấn tượng với những du khách đến đây cúng viếng. Ngôi chùa nhìn từ xa như nổi trên mặt nước. Điều này khiến miếu như tách biệt khỏi ồn ào, xô bồ của cuộc sống. Trong miếu có cả cây cối xanh tươi, điều này đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên rất đặc biệt.

Vi vu Sài Gòn:  Tour du lịch Sài Gòn Miền Tây 1 ngày

2. Kiến trúc độc đáo ở chùa Miếu Nổi

Kiến trúc độc đáo của chùa Miếu Nổi cũng là điều gây ấn tượng với bao du khách. Sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Hoa và Việt Nam đã tạo nên điểm nhấn đầy đặc trưng. Chính vì điều đó nên bạn sẽ thấy nét kiến trúc của chùa khá đặc biệt. 

Mặt tiền của miếu được cất theo kiểu chữ tam với 3 tòa nhà được xây nối tiếp nhau. Phần mái nhà được lợp kiểu âm dương và tráng men màu xanh ngọc. Trên phần mái là hình rồng châu với đường nét điêu khắc tinh tế, tỉ mỉ. Phía trên đầu đao có gắn Long - Lân - Quy - Phụng với những họa tiết đầy tinh xảo. 

Chùa Miếu Nổi - Kiến trúc

Nét kiến trúc đầy độc đáo, tinh xảo của chùa đã khiến không ít người trầm trồ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những bức tượng trong khuôn viên chùa Miếu Nổi đều được sơn màu hồng đậm. Còn phần cửa được sơn đỏ trông rất bắt mắt. Các ngôi nhà trong miếu được đắp nổi hình rồng, phượng. Và tất cả đều được cẩn sứ trông rất sống động. Ngay cả phần mái vòm cũng được ghép hình cực kỳ tỉ mỉ. Phần tường rào hai bên được điêu khắc các hình tượng thuộc tín ngưỡng xưa.

Đặc biệt nhất phải kể đến cây cổ thụ trong khuôn viên chùa Miếu Nổi. Cây cổ thụ này đã có tuổi đời hơn 100 năm. Tán cây to, vươn rộng, tạo thành một khoảng bóng râm mát mẻ. Khu ngoài miếu thờ ông Hổ, đây là Vật linh giáo được người Hoa mang từ quê nhà sang.  

3. Chùa Miếu Nổi thờ ai?

Ghé thăm chùa Miếu Nổi là một trong những trải nghiệm tại Hồ Chí Minh mà bạn nhất định phải thử một lần. Sẽ thật là một thiếu sót lớn nếu bạn bỏ qua nơi này trong hành trình khám phá của mình. Có nhiều người có ý định đến đây nhưng chưa biết chùa Miếu Nổi thờ ai. Liệu có phù hợp với những người muốn đến chiêm bái không. Và điều đó khiến hộ chần chừ, suy nghĩ.

Chùa Miếu Nổi - Gian thờ

Trong điện thờ luôn có khói hương nghi ngút, mang lại cảm giác bình tâm cho những ai đến cúng viếng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chùa Miếu Nổi được chia thành 3 khu thờ phụng chính. Đó là Tiền Điện, Trung Điện và Chính Điện. Mỗi điện sẽ thờ thần khác nhau và cách bài trí cũng sẽ có sự đổi khác.

  • Tiền Điện. Ở khu vực giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên là Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước Tiền Điện có đặt tượng Quan Âm Chuẩn Đề đang tọa trên tòa sen, tay có cầm pháp khí. Còn dọc phía tường hai bên là những bức phù điêu của Thập Bát La Hán.
  • Trung Điện. Chính giữa Trung Điện thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là các bao lam được làm bằng gỗ được chạm với chủ đề “Thánh Gia bảo điện”.
  • Chính Điện. Khu vực giữa Chính Điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu. Bên trong điện đặt 5 lọ tượng gỗ thờ các mệnh Kim, Mộc, Hỏa, Thủy và Thổ. Trước điện thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc cùng Cửu Huyền. Phía bên phải, bạn sẽ thấy đền thờ Bao Công và Quan Công. Ở hướng đối diện thờ Bà Kim Mẫu, Long Thần, Địa Mẫu và Hộ Pháp. Cùng với đó là phần tường được trang trí tùng hạc và Phật Di Lặc.

>>> Xem thêm: Gợi ý kinh nghiệm tính toán chi phí thích hợp khi đi du lịch Sài Gòn

4. Những hoạt động đặc sắc tại chùa Miếu Nổi

Vào những dịp đặc biệt, chùa Miếu Nổi có những hoạt động rất đặc sắc. Bạn có thể cân nhắc thêm địa điểm này vào Tour du lịch Sài Gòn – TP HCM của mình. Tuy miếu tọa lạc xa bờ và di chuyển có phần phức tạp nhưng vẫn rất thu hút du khách. 

Chùa Miếu Nổi - Cúng viếng

Không chỉ dịp lễ, ngày thường bạn cũng có thể đến đây cúng viếng, chiêm bái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngày trước, miếu sẽ tổ chức các hoạt đông vào ngày rằm, mùng 1, vía Thần Tài. Nhưng đến đây thì đã có sự giản lược. Ngày nay, những hoạt động đó chỉ được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng, tháng Hai và vào tháng Bảy. Vào những ngày này, người cúng viếng mang theo trầu cau và hoa cúc đến viếng rất nhiều.

Đây là địa điểm cầu duyên, cầu tài lộc rất linh thiêng. Và vào cuối năm là thời điểm mọi người sẽ quay lại để trả lễ. Tại đây còn có hoạt động phóng sinh sau khi dâng lễ. Bạn có thể đến và trải nghiệm để tìm lại sự bình an trong tâm hồn nhé! 

Một số điều cần lưu ý khi đi chùa miếu nổi

Dù là đến chùa Miếu Nổi để tham quan hay chiêm bái thì bạn cũng cần lưu ý một số điều. Vì đây là điểm đến tâm linh nên sẽ không giống với những điểm du lịch bình thường. Hãy cùng xem thử đó là những điều gì nhé!

Chùa Miếu Nổi - Lưu ý

Đến viếng chùa, trang phục của bạn phải lịch sự, chỉn chu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

  • Cần chú ý đến trang phục của mình. Không nên mặc trang phục hở hang hoặc gây phản cảm.
  • Không tự ý lấy bất kỳ đồ vật nào nếu chưa được sư thầy cho phép.
  • Chùa Miếu Nổi là chốn trang nghiêm, chú ý không gây ồn ào, mất trật tự. 
  • Khi ra vào chùa miếu, bạn nên di chuyển bằng cửa hai bên và đừng đi bằng cửa chính.

Vi vu Sài Gòn:  Tour du lịch Sài Gòn - Đồng Nai 1 ngày

Chùa Miếu Nổi là một trong những chốn tâm linh nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn. Nếu có thời gian, bạn hãy thu xếp để đến đây chiêm bái, cầu an nhé! Để tham quan chùa Miếu Nổi, bạn chỉ cần dành ra khoảng nửa ngày là đủ. Sài Gòn vẫn có rất nhiều nơi để bạn khám phá. Nếu có nhu cầu đi tour trong ngày, bạn có thể liên hệ Vietnam Booking qua hotline 1900 3398 nhé!

Tư vấn miễn phí tour Sài Gòn

958 lượt xem | ThanhVan
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp