Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Tết giọt nước của người Xơ Đăng | Khám phá đời sống văn hóa của người dân tộc Tây Nguyên

Mục lục [Hiện]
  1. Giới thiệu về người Xơ Đăng
  2. Tết giọt nước của người Xơ Đăng
  3. Nghi lễ của Tết giọt nước

Vùng đất Tây Nguyên luôn có nhiều điều bí ẩn và hấp dẫn níu chân mọi du khách. Trong đó, không thể không nhắc đến đồng bào người dân tộc Xơ Đăng với nhiều phong tục tập quán độc đáo. Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu Tết giọt nước của người Xơ Đăng trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị cho chuyến du lịch Tây Nguyên của bạn nhé!

1. Giới thiệu về người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng là một dân tộc đã cư ngụ lâu đời tại vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Với dân số khoảng 170.000 người, người Xơ Đăng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và một số ít rải rác ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam. Là một trong 6 dân tộc đông dân nhất ở Tây Nguyên, đồng bào Xơ Đăng vẫn gìn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc mình qua bao thế hệ.

Lễ hội của các dân tộc Tây NguyênNgười Xơ Đăng rất chú trọng mối quan hệ cộng đồng trong buôn làng - Ảnh: Internet

Mỗi buôn làng đều có một nhà sinh hoạt chung được gọi là nhà Rông và người già nhất trong buôn được kính nể gọi là “già làng” sẽ chỉ đạo mọi sinh hoạt chung và đại diện cho cả buôn làng. Người Xơ Đăng không có họ kèm theo mà chỉ được đặt tên theo giới tính. Nam thì gọi là A (A Nhong,..) còn nữ thì gọi là Y (Y Hên,..) và trai gái được tự do tìm hiểu, yêu nhau và cưới nhau. 

Người Xơ Đăng sống rất giản dị và hòa hợp với thiên nhiên. Họ tôn thờ các sức mạnh siêu nhiên và thờ cúng các vị thần thiên nhiên trong đời sống thường ngày. Người Xơ Đăng cũng rất thích múa hát, tấu cồng chiêng, chơi nhạc cụ và rất chú trọng đời sống văn hóa cộng đồng.


►►► Đừng bỏ lỡ hành trình hấp dẫn Tour Tây Nguyên 3 ngày 2 đêm


2. Tết giọt nước của người Xơ Đăng

2.1 Giới thiệu đôi nét về Tết giọt nước

Đồng bào người Xơ Đăng sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, lên rẫy và trồng trọt các loại cây lương thực. Chính vì thế, phong tục tập quán của người Xơ Đăng rất giản dị, chủ yếu gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp.

Một năm, người Xơ Đăng chỉ đón 2 lễ tết quan trọng nhất là Tết giọt nước và Tết lửa diễn ra khá gần nhau. Nếu Tết Lửa là để chào đón một vụ mùa mới thì Tết giọt nước lại được tổ chức khi một vụ mùa kết thúc. Tết giọt nước diễn ra vào tháng 3 Dương Lịch, thường là vào ngày trăng tròn nhất trong tháng. 

Tết giọt nước của người Xơ ĐăngThần Nước luôn được người Xơ Đăng tôn kính và thờ phụng - Ảnh: Internet

Tết giọt nước của người Xơ Đăng là để cầu mong thần Nước (Yang Dak) ban phát cho dân làng năm mới được mùa, nguồn nước dồi dào và một cuộc sống đủ đầy, sung túc. Trong tín ngưỡng dân gian của người Xơ Đăng, thần Nước là một trong những vị thần thiên nhiên quan trọng nhất, bên cạnh thần Lửa, thần Sấm Sét, thần Lúa,...

Mặc dù xã hội phát triển ngày càng hiện đại, đời sống của bà con đồng bào Xơ Đăng cũng có nhiều đổi thay nhưng tín ngưỡng thờ cúng thần linh luôn là một phần quan trọng trong văn hóa và được duy trì qua nhiều thế hệ.


►►► Tour Tết ưu đãi khủng Tour Tết Tây Nguyên - Đắk Lắk - Gia Lai - Pleiku 4N3Đ 


2.2 Ý nghĩa của giọt nước trong văn hóa người Xơ Đăng

Trong quan niệm đời sống của người Xơ Đăng, giọt nước là tặng phẩm tinh túy của rừng già, của đất trời dành tặng cho con người và mang đến sự sống dồi dào và tốt đẹp. Hằng ngày, trẻ con Xơ Đăng đến đùa nghịch tắm táp dưới máng nước, phụ nữ mang chum ra lấy nước về nấu ăn, đàn ông lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng... Nguồn nước còn là nơi bà con gặp gỡ, trò chuyện và gắn kết với cộng đồng người Xơ Đăng và các dân tộc khác.

Tết giọt nước của người Xơ ĐăngNước đã gắn liền với đời sống của người Xơ Đăng - Ảnh: Internet

Giọt nước đã gắn bó với mảnh đất, buôn làng của người Xơ Đăng, giữ gìn giọt nước cũng là giữ gìn một phần linh hồn gắn kết với thiên nhiên. Giọt nước vì thế đã trở thành biểu tượng văn hóa vừa gần gũi, vừa thiêng liêng trong đời sống của đồng bào Xơ Đăng.

Ngày trước, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc tìm kiếm một nguồn nước sạch cho đời sống sinh hoạt và trồng trọt khá vất vả. Vậy nên, thờ cúng thần Nước là một phần quan trọng không thể thiếu khi kết thúc vụ mùa. Bây giờ cuộc sống dân làng đã không còn lo lắng về nguồn nước như trước đây, nhưng phong tục mừng Tết giọt nước vẫn được bà con duy trì thực hiện hàng năm, tuy nhiên, nhiều thủ tục rườm rà được giảm bớt.


►►► Đón xuân trên cao nguyên mộng mơ Tour Tết Đà Lạt 3 ngày 2 đêm 


3. Nghi lễ của Tết giọt nước

Giống như hầu hết các lễ hội trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, Tết giọt nước của người Xơ Đăng gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trước khi tổ chức, mọi người dân trong buôn đều phải góp sức mình để chuẩn bị cho Tết giọt nước. Trai tráng và đàn ông trong buôn làng sẽ phải sửa chữa, thay những chỗ hư hỏng của máng nước, phụ nữ và trẻ em cùng nhau vệ sinh, làm sạch nơi đầu nguồn nước…

Tết giọt nước luôn được chuẩn bị hết sức kỹ càng, bởi dân làng quan niệm rằng tìm được nguồn nước tốt sẽ đem lại một cuộc sống sung túc cho mọi nhà, không ốm đau và bệnh tật. 

1. Phần lễ

Trong phần lễ, dân làng sẽ chuẩn bị một con heo hoặc con gà để già làng cắt tiết, sau đó nhỏ 3 giọt máu vào nước, chờ máu tan cho đến khi trong vắt, sau đó già làng sẽ uống thử và quyết định liệu nước đó có đủ tốt hay không.

Vậy người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ nào trong tết giọt nước để mong thần nước ban cho được mùa? Đây hẳn là một câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về Tết giọt nước của người Xơ Đăng. Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Tết giọt nước của người Xơ ĐăngGià làng chỉ đạo các nghi lễ trong Tết giọt nước của người Xơ Đăng - Ảnh: Internet

Trong phần lễ của Tết giọt nước, già làng sẽ thực hiện nghi lễ “cúng máng nước” dâng lên thần Nước và các thần linh khác tại nhà Rông để phù hộ cho mọi người trong buôn được sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn. Đây chính là nghi lễ để mong thần Nước ban cho được mùa và cũng là nghi lễ quan trọng nhất trong Tết giọt nước bởi vì máng nước tượng trưng cho sự sống của người Xơ Đăng.

Tết giọt nước của người Xơ ĐăngĐàn ông trong buôn làng dựng máng nước để làm lễ - Ảnh: Internet

Trong đời sống của người Xơ Đăng, máng nước này là dụng cụ để dẫn nguồn nước sạch từ những con suối chảy về các lu chứa nước của gia đình mình. Những chiếc máng nước này thường được làm bằng tre hoặc gỗ lấy từ trong rừng. Mỗi gia đình đều có chum, vại để lấy nước từ những máng nước. Trước khi Tết giọt nước diễn ra, máng nước phải được thay mới hoặc sửa chữa lại cho mới để thể hiện sự tôn trọng với thần linh.


►►► Khám phá Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên Tour Tà Đùng 2 ngày 2 đêm 


2. Phần hội

Về phần hội, theo sự chỉ đạo của thầy cúng, người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra các máng nước để lấy nước mang về nhà và tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền sau đó. Tết giọt nước cũng là lúc gắn kết cộng đồng trong buôn cùng những người con xa xứ về họp mặt. Theo truyền thống, mỗi nhà có bao nhiêu người thì đem theo bấy nhiêu ống cơm lam, rượu cùng với đồ săn bắt, hái lượm được trước đó và đem đến nhà Rông để cả buôn làng cùng vui chơi, ca hát.

Tết giọt nước của người Xơ ĐăngNgười Xơ Đăng ăn mừng Tết giọt nước với nhiều hoạt động thú vị - Ảnh: Internet


⇒ Khám phá vùng đất cao nguyên: 29 địa điểm du lịch Tây Nguyên hấp dẫn nhất


Cũng giống như Tết Nguyên Đán của hầu hết gia đình ở Việt Nam, Tết giọt nước của người Xơ Đăng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người đồng bào nơi đây. Hi vọng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức thú vị về văn hóa dân tộc các vùng miền. Nếu bạn có nhu cầu đặt tour du lịch Tây Nguyên hay tour du lịch Tết giá rẻ thì hãy liên hệ đến hotline 1900 3398 của Vietnam Booking để được tư vấn miễn phí và đặt tour nhé!

Tư vấn miễn phí tour Tây Nguyên Tết

514 lượt xem | Vietnam Booking