Mục lục [Hiện]
  1. ĐIỀU KIỆN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
  2. THỦ TỤC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
    1. 2.1 1. Chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
    2. 2.2 2. Quy trình xin nhập quốc tịch Việt Nam
    3. 2.3 3. Thời gian xét duyệt hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
  3. LỆ PHÍ XIN NHẬP TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
  4. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
  5. TƯ VẤN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Cách nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài

Nhằm giúp quý khách dễ dàng nhập tịch Việt Nam, Vietnam Booking sẽ hướng dẫn cách nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài thuận lợi nhất. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục này bằng cách tham khảo bài viết bên dưới.

Ngày nay, có không ít đương đơn là Việt Kiều hoặc người nước ngoài mong muốn đến Việt Nam sinh sống và xin nhập quốc tịch Việt Nam để thuận tiện cho việc cư trú và làm việc. Tuy nhiên, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài không đơn giản, nhất là với những ai vừa mong muốn giữ lại quốc tịch nước ngoài, vừa có nhu cầu nhập tịch Việt Nam.

ĐIỀU KIỆN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Những điều kiện đó bao gồm:

Người nhập tịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của luật pháp Việt Nam;

➢ Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.

➢ Yêu cầu người xin nhập tịch phải thành thạo tiếng Việt để hòa nhập với cộng đồng Việt Nam, có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt tốt. Giao tiếp bằng tiếng Việt là điều kiện quan trọng để bạn có thể sống, công tác và làm việc lâu dài tại lãnh thổ Việt Nam.

➢ Người nhập quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam đã được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp thẻ thường trú.

➢ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải đảm bảo có khả năng tài chính tốt được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc có sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

➢ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam cần dừng quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2, Luật quốc tịch Việt Nam và được chủ tịch nước cho phép.

➢ Người nước ngoài định cư ở Việt Nam muốn xin nhập tịch phải có tên gọi Việt Nam. Tên này do người xin nhập tịch lựa chọn và được ghi rõ trong quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

➢ Người nước ngoài không được nhập quốc tịch Việt Nam nếu việc này làm phương hại đến lợi ích của quốc gia Việt Nam.

➢ Ngoài ra, người nước ngoài nhập tịch Việt Nam không cần thỏa mãn các điều kiện về ngôn ngữ, thường trú và khả năng đảm bảo cuộc sống nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

>>> Xem thêm: Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

người nước ngoài muốn định cư tại việt nam

Một số điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam. (Ảnh: Internet)

THỦ TỤC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Nếu thỏa mãn các điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam, đương đơn tiến hành chuẩn bị hồ sơ để tiếp tục các thủ tục quan trọng còn lại. Hồ sơ xin nhập tịch Việt Nam cần những giấy tờ sau:

Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu người nước ngoài hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế; Bản khai lý lịch của đương đơn;

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp trong thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp trong thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp không được quá 90 ngày tính đến ngày bạn nộp hồ sơ.

Giấy tờ, bằng cấp chứng minh trình độ tiếng Việt của đương đơn bao gồm: Bản sao bằng tốt nghiệp sau Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông hoặc Trung học Cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt của đương đơn do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp;

Giấy tờ chứng minh chỗ lưu trú, thời gian thường trú của đương đơn tại Việt Nam; Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam;

Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật quốc tịch Việt Nam sẽ được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn; Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

*Lưu ý: Các giấy tờ xin nhập quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài cần được dịch sang tiếng Việt và chứng thực đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

2. Quy trình xin nhập quốc tịch Việt Nam

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ như hướng dẫn ở trên

Bước 2: Ở bước này, người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam cần xin thường trú Việt Nam bằng cách mang hồ sơ đến nộp tại Cục quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ công an.

Cơ quan thẩm quyền xuất nhập cảnh sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính pháp lý cũng như nội dung đúng đắn trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận. Trường hợp hồ sơ thiếu sót, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài bổ sung theo quy định.

Dịch vụ nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài

Nhập tịch Việt Nam trở thành mong muốn của nhiều công dân nước ngoài. (Ảnh: Internet)

Bước 3: Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo bằng văn bản quyết định về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp thuận, trong vòng khoảng 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này, công an tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài xin thường trú sẽ thông báo về việc người nước ngoài được giải quyết thường trú tại Việt Nam.

Bước 4: Trong thời hạn khoảng 4 tháng kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết về việc thường trú, người nước ngoài nhập tịch Việt Nam phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương – nơi xin thường trú để nhận trẻ thường trú.

Khi đi nhận kết quả, bạn cần mang theo giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cơ quan thẩm quyền sẽ trả kết quả và yêu cầu đương đơn ký nhận, sau đó trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

*Lưu ý: Thời gian làm việc của Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an:

  • Tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, Tết).
  • Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ lễ, Tết).

3. Thời gian xét duyệt hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Sau khoảng 115 ngày tính từ ngày cơ quan thẩm quyền nhận đầy đủ và hợp lệ, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ được xét duyệt. Tuy nhiên, nếu các giấy tờ xin nhập tịch còn thiếu sót và cần xác minh thêm thông tin, kết quả xét duyệt hồ sơ nhập tịch của bạn sẽ bị kéo dài lâu hơn.

Để đảm bảo hồ sơ được xét duyệt đúng hẹn, đương đơn cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ và chuẩn xác nhất. Nếu gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện quy trình này, bạn hãy liên hệ dịch vụ nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài để được hỗ trợ hoàn hảo.

LỆ PHÍ XIN NHẬP TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Thời điểm hiện tại, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài được quy định như sau:

Các hình thức nhập tịch Việt Nam

Lệ phí tham khảo

Ghi chú

Nhập quốc tịch Việt Nam

250 USD

Lệ phí nhập tịch Việt Nam có thể thay đổi tùy vào thay đổi của cơ quan thẩm quyền.

Trở lại quốc tịch Việt Nam

200 USD

Thôi quốc tịch Việt Nam

200 USD

*Lưu ý: Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam ở trên mới chỉ là lệ phí nộp hồ sơ vào cơ quan thẩm quyền. Chưa bao gồm các chi phí khác như chuẩn bị hồ sơ, dịch thuật – công chứng giấy tờ, đi lại nộp hồ sơ,…

người nước ngoài muốn định cư tại việt nam

Dịch vụ nhập quốc tịch sẽ hỗ trợ bạn nhập tịch Việt Nam nhanh chóng. (Ảnh: Internet)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Những trường hợp người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam và xin nhập tịch Việt Nam, đồng thời cũng muốn giữ quốc tịch nước ngoài thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm quyền xem xét lại hồ sơ, nếu thấy người xin nhập tịch có đầy đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thẩm quyền sẽ báo cáo cho Thủ tướng và trình Chủ tịch nước xem xét để đi đến quyết định cuối cùng.

Nếu công dân Việt Nam đã bị tước quốc tịch Việt Nam thì ít nhất 5 năm sau, tính từ ngày bị tước quốc tịch, bạn mới được xem xét cấp lại quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ xin nhập lại quốc tịch Việt Nam cần có như hướng dẫn ở trên nhưng thay vì chuẩn bị 01 bộ, đương đơn cần phải chuẩn bị đến 3 bộ. Những hồ sơ này sau đó sẽ được lưu trữ tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, Bộ tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước.

Trường hợp người không quốc tịch có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân và đã cư trú trên lãnh thổ Việt Nam từ những năm 2000, tính đến ngày Luật quốc tịch 2008 có hiệu lực. Đồng thời, trong quá trình cư trú, nếu bạn tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam thì sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự do Chính phủ quy định.

TƯ VẤN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài khá rườm rà và phức tạp bởi các quy định về nhập tịch và Luật quốc tịch thường xuyên thay đổi. Nếu không am hiểu về lĩnh vực này, người nước ngoài rất khó để hoàn thiện hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng tin tốt là bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những thủ tục mang tính nguyên tắc này nếu nhận được sự tư vấn, hỗ trợ đến từ phía chuyên gia.

Nếu vẫn còn băn khoăn về cách xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, bạn hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline: 1900 3498 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Vietnam Booking hân hạnh được phục vụ quý khách!

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Tú Anh 16:32 13/08/2022 | 1121 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp