Visa đi Oman thăm thân

Oman là một vùng đất đáng yêu với cảnh quan thiên nhiên đẹp tựa tranh vẽ, nền văn hóa truyền thống được gìn giữ tự bao đời nay. Vì vậy, đây là nơi dừng chân của công dân rất nhiều nước trên thế giới trong hành trình tìm kiếm vùng đất mơ ước. Visa đi Oman thăm thân sẽ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ, đoàn tụ với người thân ở Oman, đồng thời có những trải nghiệm tuyệt vời tại quốc gia Trung Đông này.

Hồ sơ làm visa đi Oman thăm thân

Trong quá trình làm hồ sơ xin visa đi Oman thăm thân, mọi người thường lo lắng và tập trung quá nhiều vào vòng phỏng vấn visa. Ít ai biết rằng, để bước tới được vòng phỏng vấn thì trước hết hồ sơ xin visa đi Oman của bạn phải được Đại sứ quán Oman chấp nhận. Vậy như thế nào để biết một bộ hồ sơ xin visa thăm thân đạt yêu cầu và cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào tương ứng với loại visa bạn đang xin?

visa đi oman thăm thân

Một bãi biển thanh bình, lãng mạn ở thủ đô Oman - Ảnh: Sưu tầm

Danh sách các loại giấy tờ thiết yếu trong hồ sơ xin visa đi Oman thăm thân:

Giấy tờ thông tin cá nhân:

  • 01 from tờ khai xin visa Oman thăm thân.
  • 02 ảnh hộ chiếu với kích thước 4cm x 6cm. Ảnh được chụp không quá 06 tháng, sử dụng phông nền trắng.
  • 01 bản sao công chứng hộ chiếu. Hộ chiếu phải có thời hạn ít nhất là 06 tháng tính từ thời điểm nhập cảnh vào Oman và còn trang trắng để đóng dấu visa.
  • 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu.
  • 01 bản sao công chứng chứng minh nhân dân.
  • 01 bản sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Chính quyền địa phương nơi cư trú.
  • Bản sao giấy khai sinh các con (nếu có).
  • Chứng minh về tình trạng hôn nhân gia đình hiện tại: giấy tờ xác nhận tình trạng độc thân, kết hôn, ly hôn hoặc góa bụa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Chứng minh công việc:
  • Người lao động: bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng lao động.
  • Doanh nghiệp: bản sao giấy thành lập công ty, dăng kí thuế của công ty.
  • Giấy tờ chứng minh về tài chính:
  • Bảng lương 03 tháng gần nhất.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng với số dư tối thiệu là 10,000 USD.
  • Giấy chứng nhận sở hữu các tài sản khác: giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê nhà đất, giấy tờ sở hữu các tài sản giá trị khác,...
  • Trường hợp người mời đài thọ: giấy tờ chứng minh tình hình tài chính người mời cùng 01 bản tường trình nêu rõ mong muốn chi trả chi phí cho chuyến đi.

Giấy tờ người mời được yêu cầu:

  • Thư mời thăm thân.
  • Giấy bảo lãnh.
  • Bản sao hộ chiếu, thẻ cư trú hợp pháp.

Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người mời và người được mời:

  • Giấy khai sinh: bố/ mẹ/con ruột
  • Sổ hộ khẩu: anh/chị/em
  • Giấy đăng kí kết hôn: vợ/chồng
  • Ảnh chụp chung, thư tín: bạn bè, người yêu.

Trường hợp có trẻ dưới 18 tuổi đi cùng:

  • Giấy khai sinh người xin visa.
  • Giấy đồng ý của bố/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cho trẻ đi du lịch.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của cả bố và mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ.

Giấy tờ khác:

  • Các giấy tờ chứng minh sự ràng buộc về công việc, gia đình, xã hội buộc bạn phải trở về nước khi kết thúc chuyến đi.
  • Giấy xác nhận nghỉ phép đi thăm thân có chữ ký của người chủ/cơ quan chủ quản.
  • Lịch trình chi tiết về chương trình thăm thân tại Oman.
  • Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi, lịch trình bay dự kiến đi Oman.
  • Xác nhận book phòng nhà nghỉ, khách sạn hoặc địa chỉ nơi ở của người thân (nộp kèm theo thẻ cư trú hợp pháp của người mời).
  • Bảo hiểm bắt buộc có hiệu lực trong suốt thời gian diễn ra chuyến đi.

Kinh nghiệm khi phỏng vấn xin visa đi Oman thăm thân

Sau khi nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Oman, nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu thì bạn sẽ nhận được lịch phỏng vấn xin visa. Vậy cần làm gì để có một buổi phỏng vấn tốt, thuyết phục giúp bạn lấy được tấm visa thăm thân? Dưới dây là một số kinh nghiệm được dịch vụ làm visa thăm thân của Vietnam Booking đúc kết, tổng hợp lại qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xin visa xuất, nhập cảnh, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn của mình.

dịch vụ làm visa đi oman

Vẻ đẹp nên thơ ở thành phố Muscat - Ảnh: Travel + Leisure

  • Trước buổi phỏng vấn: bạn cần chuẩn bị, đọc qua các câu hỏi thường gặp và tập luyện trả lời. Nó sẽ giúp bạn có thể phán đoán được câu hỏi nếu nghe không rõ người phỏng vấn nói gì, câu trả lời cũng được gọn gàng, dễ hiểu hơn do được chuẩn bị tốt ngay từ ban đầu.
  • Khi đi phỏng vấn: bạn nên đến trước vài phút để có thời gian chuẩn bị và phòng trường hợp có phát sinh vấn đề không mong muốn. Bạn cũng nên chú ý đến trang phục. Hãy mặc quần áo lịch sự và không dùng nước hoa có mùi quá nồng.
  • Trong khi phỏng vấn: hãy tự tin hoặc ít nhất thật bình tĩnh, điễm đạm khi tham gia buổi phỏng vấn xin visa. Hãy nhớ đừng bao giờ nóng nảy hay có thái độ không đúng với người phỏng vấn, tính bốc đồng không đúng chỗ có thể làm ảnh hưởng xấu đến kết quả visa của bạn.
Vietnam Booking 14:46 30/11/2017 | 71 lượt xem
Liên hệ qua Zalo Liên hệ qua messenger Liên hệ qua Whatsapp