Visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài được chia thành nhiều loại khác nhau. Để xin thị thực đúng nhu cầu, bạn cần xác định rõ mục đích nhập cảnh. Tùy loại visa bạn lựa chọn xin cấp mà hồ sơ sẽ khác nhau. Các vấn đề chung về visa đi Việt Nam sẽ được Vietnam Booking cập nhật đầy đủ trong bài viết này.
VISA VIỆT NAM LÀ GÌ?
Visa Việt Nam còn được gọi với tên khác là thị thực Việt Nam. Đây là văn bản cho phép người ngoại quốc nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích đầu tư, thăm thân, du lịch, doanh nghiệp, du học hoặc lao động,… Visa Việt Nam được Cơ quan thẩm quyền Việt Nam (Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài/ Cục quản lý xuất nhập cảnh xét cấp).
Công dân ngoại quốc nếu không xuất trình được visa và hộ chiếu khi vào Việt Nam được xem là nhập cảnh bất hợp pháp, trừ những trường hợp được miễn thị thực Việt Nam.
Người nước ngoài không thuộc diện được miễn visa Việt Nam bắt buộc phải xin visa khi nhập cảnh vào Việt Nam. (Ảnh: Internet)
CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM PHỔ BIẾN NHẤT
Theo quy định visa Việt Nam, thị thực đến Việt Nam được chia thành 21 loại (Căn cứ điều 8, Luật 47/2014/QH13, sửa đổi bổ sung bởi điều 7, Luật 51/2019/QH14). Trong đó, có 06 loại thị thực phổ biến nhất với người nước ngoài, bao gồm:
📍 Visa du lịch (DL)
📍 Visa công tác (DN1, DN2)
📍 Visa lao động (LĐ1, LĐ2)
📍 Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
📍 Visa điện tử (EV)
NHỮNG CÁCH XIN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Có 3 cách để làm visa Việt Nam. Bạn có thể chọn một trong 3 hình thức dưới đây nếu thỏa mãn điều kiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền (trừ trường hợp được miễn thị thực, hoặc đủ điều kiện xin giấy miễn thị thực 5 năm/ visa 5 năm Việt Nam).
➤ Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;
➤ Xin visa Việt Nam tại sân bay quốc tế Việt Nam (Pre-Visa Approval Letter);
➤ Xin visa điện tử Việt Nam (e-Visa).
2 trong 3 cách xin visa Việt Nam phổ biến thường gặp. (Ảnh: Internet)
Trong 3 cách xin thị thực Việt Nam ở trên, cách xin visa Việt Nam tại các sân bay quốc tế - Thông qua hình thức làm công văn nhập cảnh phổ biến hơn cả. Lý do bởi thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt nhanh và tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, điều kiện để xin được công văn nhập cảnh Việt Nam là bạn phải nhận được sự bảo lãnh đến từ công ty/ cá nhân tại Việt Nam.
ĐIỀU KIỆN XIN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Theo quy định, công dân nước ngoài muốn có visa để nhập cảnh vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện xin visa Việt Nam dưới đây:
♦ Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn, hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
♦ Có doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân tại Việt Nam mời/ bảo lãnh (tùy trường hợp).
♦ Không nằm trong danh sách những trường hợp chưa cho phép nhập cảnh.
Đương đơn xin visa nhập cảnh vào Việt Nam thuộc các trường hợp sau cần có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh rõ ràng:
» Người nước ngoài xin visa đầu tư cần có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
» Người nước ngoài xin visa hành nghề luật sư tại Việt Nam cần có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành;
» Người nước ngoài xin visa Việt Nam diện lao động cần phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ lao động Việt Nam;
» Người nước ngoài xin visa du học Việt Nam cần có giấy tờ/ văn bản tiếp nhận của trường mà bạn theo học tại Việt Nam.
Đối với công dân ngoại quốc xin visa Việt Nam điện tử, bạn cần có hộ chiếu hợp lệ và không thuộc diện visa NG1, NG2, NG3 và NG4.
Visa điện tử Việt Nam - loại visa có thủ tục tương đối đơn giản. (Ảnh: Internet)
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ XIN VISA VIỆT NAM CHO TỪNG MỤC ĐÍCH
Có thể nói rằng, hồ sơ xin visa Việt Nam phức tạp, yêu cầu nhiều giấy tờ. Đặc biệt, mỗi loại visa đi Việt Nam sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau. Do đó, người xin visa cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị tốt nhất các giấy tờ theo hướng dẫn dưới đây:
1. Hồ sơ xin visa du lịch Việt Nam
🔹 Hộ chiếu gốc của đương đơn cần xin visa còn hạn trên 6 tháng
🔹 Giấy tờ chứng minh người nước ngoài tham gia tour ở Việt Nam
🔹 Tờ khai xin visa vào Việt Nam được điền thông tin đầy đủ, chính xác
🔹 Vé máy bay khứ hồi đến Việt Nam và xác nhận đặt phòng khách sạn tại Việt Nam
2. Hồ sơ xin visa doanh nghiệp, công tác, thương mại
🔹 Giấy đăng ký kinh doanh đã công chứng tư pháp đầy đủ
🔹 Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh Việt Nam
🔹 Mẫu giới thiệu con dấu và chữ ký
🔹 Mẫu giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ hộ
🔹 Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn (bản photo)
🔹 Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động (đối với visa DN, LĐ)
🔹 Giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép kinh doanh công chứng với trường hợp visa ĐT
🔹 Thư mời người nước ngoài đi công tác, làm việc, tham dự hội nghị, sự kiện ngắn hạn.
Đồng hành cùng Vietnam Booking để được hỗ trợ xin visa nhanh. (Ảnh: Internet)
3. Hồ sơ xin visa Việt Nam diện đầu tư
🔹 Giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư
🔹 Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài muốn xin visa Việt Nam
🔹 Công văn nhập cảnh vào Việt Nam theo mẫu mới nhất
🔹 Mẫu giới thiệu chữ ký và con dấu của công ty
🔹 Các giấy tờ khác như: Giấy giới thiệu, thư mời,…
🔹 Giấy tờ chứng minh người nước ngoài là nhà đầu tư:
🔹 Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng thành viên góp vốn
🔹 Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của công ty
🔹 Giấy tờ chứng minh đã góp vốn: Báo cáo tài chính hoặc xác nhận của ngân hàng
4. Hồ sơ xin visa thăm thân Việt Nam
Thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam yêu cầu người nước ngoài làm visa thăm thân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
🔹 Đơn xin cấp visa thăm thân cho người ngoại quốc theo mẫu
🔹 Hộ chiếu còn thời hạn 6 tháng (bản gốc)
🔹 Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (photo)
🔹 Sổ hộ khẩu gia đình được photo tất cả các trang
🔹 Công văn bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam theo mẫu mới nhất
🔹 Giấy chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người được mời: Sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn,…
Nếu đủ điều kiện, bạn có thể xin visa 5 năm Việt Nam. (Ảnh: VNBK)
THỦ TỤC XIN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài
Trong trường hợp xin visa Việt Nam tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại, ban thực hiện theo 5 bước theo hướng dẫn bên dưới:
Bước 1: Hoàn thành tờ khai xin visa Việt Nam online, sau đó in ra, dán ảnh và ký tên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin visa Việt Nam đầy đủ và phù hợp với loại visa bạn muốn xin.
Bước 3: Đến trực tiếp trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại để nộp hồ sơ xin visa Việt Nam. Hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ được hướng dẫn đóng lệ phí theo quy định.
Bước 4: Người nước ngoài đến phỏng vấn visa vào Việt Nam theo lịch hẹn. Thời gian xử lý yêu cầu xin cấp visa Việt Nam kéo dài từ 3-5 ngày sau khi cơ quan thẩm quyền nhận hồ sơ đầy đủ.
Bước 5: Đến ngày hẹn trả kết quả visa của Việt Nam, người nước ngoài trở lại trụ sở Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam để nhận hộ chiếu kèm visa.
Xin visa tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài khá khó. (Ảnh: Internet)
2. Xin visa Việt Nam tại sân bay (visa cấp tại sân bay – visa tại chỗ)
Xin visa Việt Nam tại sân bay hay còn gọi là xin visa tại chỗ. Để làm điều này, trước tiên bạn cần xin được công văn bảo lãnh nhập cảnh (hay còn gọi công văn nhập cảnh Việt Nam). Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Người nước ngoài nhận được sự bảo lãnh từ người thân, bạn bè, doanh nghiệp tại Việt Nam. Đơn vị bảo lãnh tiến hành điền tờ khai xin công văn nhập cảnh.
Bước 2: Phía đơn vị bảo lãnh tiếp tục chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Sau 5 – 7 ngày, bạn sẽ nhận được thư mời nhập cảnh. Hãy in công văn này ra.
Bước 3: Người nước ngoài mang theo công văn nhập cảnh đã in đến sân bay quốc tế của Việt Nam (ghi trên công văn), kèm theo hộ chiếu, hình thẻ kích thước 4x6. Kế đến, hãy điền tờ khai xin nhập cảnh vào Việt Nam.
Bước 4: Thực hiện thủ tục dán visa Việt Nam lên hộ chiếu, đồng thời thanh toán lệ phí dán tem visa theo quy định.
Visa Việt Nam xin tại sân bay có tỉ lệ thành công cao. (Ảnh: Internet)
3. Xin visa điện tử Việt Nam (e-Visa Việt Nam)
Cách xin visa này khá đơn giản và nhanh chóng chỉ với 3 bước ngắn gọn dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào website xin visa điện tử Việt Nam. Sau đó làm theo các hướng dẫn, điền thông tin vào đơn xin visa Việt Nam online.
Bước 2: Nhận mã hồ sơ điện tử và nộp lệ phí trực tuyến. Thời gian xử lý đơn xin visa điện tử là khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 3: Nếu được cấp visa điện tử Việt Nam, bạn sử dụng mã hồ sơ điện tử để in visa điện tử theo mẫu số 02.
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ NÊN TỰ XIN VISA VIỆT NAM KHÔNG?
Thủ tục xin visa Việt Nam rườm rà, yêu cầu nhiều giấy tờ/ văn bản và quy trình thực hiện cũng phức tạp không kém. Do đó, nếu rơi vào một trong số những trường hợp dưới đây, bạn không nên tự mình xin visa Việt Nam.
✘ Người nước ngoài đến từ quốc gia thuộc “quốc tịch khó”
✘ Người nước ngoài không biết tiếng Việt, bất tiện khi giao tiếp, tìm hiểu giấy tờ
✘ Người nước ngoài không có người thân, doanh nghiệp bảo lãnh/ mời
✘ Người nước ngoài không biết cách chuẩn bị hồ sơ để xin visa Việt Nam
✘ Người nước ngoài xin visa cần nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ, đi lại
✘ Người nước ngoài cần làm việc trực tiếp với cơ quan thẩm quyền (xếp hàng, lấy số)
✘ Người nước ngoài không biết cách liên hệ với cơ quan thẩm quyền khi cần.
Hiểu được những khó khăn mà công dân ngoại quốc gặp phải khi xin visa vào Việt Nam, Vietnam Booking cung cấp dịch vụ làm visa Việt Nam cho người nước ngoài trọn gói. Dịch vụ này hỗ trợ người nước ngoài xin thị thực đến Việt Nam nhanh chóng, hỗ trợ nhập cảnh an toàn, hiệu quả.
Vietnam Booking giúp tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao. (Ảnh: Internet)
CÙNG VIETNAM BOOKING XIN VISA VIỆT NAM CHÓNG VÁNH
Để không đơn độc trong hành trình chinh phục visa Việt Nam, quý khách đừng bỏ lỡ cơ hội đồng hành cùng Vietnam Booking. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực visa, Vietnam Booking sẽ hỗ trợ quý khách toàn diện, từ khâu chuẩn bị hồ sơ, điền tờ khai xin visa, làm việc với cơ quan thẩm quyền,… cho đến khi bạn nhận được thị thực.
Dịch vụ làm visa Việt Nam cho người nước ngoài của Vietnam Booking là lựa chọn hoàn hảo đối với công dân ngoại quốc và các doanh nghiệp có lao động nước ngoài chuẩn bị vào Việt Nam. Chúng tôi cam đoan cung cấp dịch vụ chất lượng cao với thủ tục tối giản, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo hiệu quả cao.