Xung quanh thủ tục xin visa Schengen, Vietnam Booking đã tiếp nhận nhiều thắc mắc. Trong đó, làm visa Schengen như thế nào và visa này cho phép bạn đi những đâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng nắm rõ thông tin về thị thực Schengen – một trong những thị thực quyền lực nhất thế giới.
VISA SCHENGEN LÀ GÌ?
Visa Schengen hay visa Châu Âu là tên gọi của một loại thị thực được cấp bởi Cơ quan lãnh sự các nước trong khu vực Schengen. Khi sở hữu thị thực này, bạn được nhập cảnh và lưu trú tại một trong 26 nước trong khối.
Khu vực Schengen bao gồm 26 nước (tính đến năm 2023), đó là: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.
Tên gọi Schengen được lấy từ tên của một thị trấn thuộc Luxembourg, nơi hiệp ước này được ký kết vào năm 1985. Các nước tham gia khối đã đồng ý cùng mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên. Qua đó gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới, tạo thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.
Hiện tại, chỉ có Cơ quan lãnh sự Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha cấp visa du lịch tự túc cho công dân Việt Nam mà không cần giấy tờ bảo lãnh. Sở hữu visa Schengen đồng thời cũng giúp bạn dễ dàng xin visa đi Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc,…
Visa Schengen cho phép bạn tự do nhập cảnh vào 26 nước trong khối. (Ảnh: Internet)
VISA SCHENGEN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
1. Nộp hồ sơ xin visa Schengen ở đâu?
Đương đơn xin visa Schengen cần xác định điểm đến chính hoặc điểm lưu trú dài nhất trong hành trình khám phá Châu Âu để chọn nơi nộp hồ sơ xin visa Schengen sao cho hợp lý.
🔹 Nộp hồ sơ xin visa Schengen ở nước thành viên là nơi đến duy nhất của chuyến đi.
🔹 Nếu chuyến đi của bạn qua nhiều nước thành viên, bạn cần xác định nước nào là điểm đến chính (tức là nơi mà người xin visa sẽ ở lại lâu nhất và là nơi thực hiện mục đích chính của chuyến đi) thì Cơ quan lãnh sự quốc gia này sẽ có thẩm quyền xử lý hồ sơ của bạn.
🔹 Nếu không xác định được điểm đến chính, bạn cần xác định nước thành viên đầu tiên mà bản thân sẽ đặt chân đến trong khối Schengen. Lúc này, quốc gia bạn đến đầu tiên sẽ là nước xử lý hồ sơ xin visa Schengen.
2. Nên nộp hồ sơ xin visa Schengen trước chuyến đi bao lâu?
Hồ sơ làm visa Schengen không được nộp sớm trước quá 3 tháng so với ngày dự kiến đi. Riêng những người đang có visa ra vào nhiều lần có giá trị ít nhất 6 tháng có thể nộp hồ sơ trước khi visa đó hết hạn. Trong trường hợp hồ sơ xin thị thực Schengen nộp không đúng thời hạn quy định, Đại Sứ Quán có thể không chấp nhận xử lý.
VFS Global - Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Schengen. (Ảnh: Internet)
3. Những trường hợp nào có thể bị từ chối hồ sơ xin visa Schengen?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị từ chối cấp visa đi Schengen, lý do phổ biến có thể kể đến như:
✘ Đơn xin visa Schengen không đúng mẫu quy định.
✘ Hộ chiếu không đúng quy định của khối Schengen.
✘ Không chứng minh rõ về tài chính đảm bảo cho chuyến đi.
✘ Không chỉ ra được các mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam để đảm bảo khả năng quay về nước khi kết thúc lịch trình.
✘ Thiếu lịch trình chuyến đi hoặc lịch trình chuyến đi mơ hồ, không cụ thể, chưa chi tiết.
✘ Không thanh toán phí xin visa Schengen theo đúng quy định của Đại sứ quán các nước.
Dịch vụ visa chuyên nghiệp của Vietnam Booking đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ xin visa Schengen, bạn nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn nhằm giảm thiểu những rủi ro khi xin loại thị thực này.
4. Lệ phí xin xin visa Schengen bao nhiêu tiền?
Để xin visa Schengen, bạn bắt buộc phải thanh toán 2 khoản phí, bao gồm:
➤ Phí thị thực - thu bởi Cơ quan lãnh sự quán cho quá trình xét duyệt hồ sơ;
➤ Phí dịch vụ - thu bởi TLScontact/ VFS Global cho quá trình nộp hồ sơ tại trung tâm.
*Quan trọng: Việc thanh toán lệ phí xin visa Schengen và phí dịch vụ không đảm bảo kết quả hồ sơ xin cấp visa của bạn. Phí thị thực và phí dịch vụ đều không được hoàn lại, hoặc chuyển đổi nếu bạn bị từ chối cấp thị thực bởi Cơ quan lãnh sự, hay trong trường hợp quý khách có yêu cầu hủy hồ sơ.
Loại thị thực |
EUR |
VNĐ |
---|---|---|
Phí thị thực ngắn hạn Schengen, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
80 |
2,050,000 |
Thị thực quá cảnh ở sân bay, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
80 |
2,050,000 |
Thị thực ngắn hạn DROM cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
35 |
897,000 |
Thị thực ngắn hạn để kết hôn, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
80 |
2,050,000 |
Thị thực ngắn hạn Malta |
80 |
2,050,000 |
Thị thực ngắn hạn Estonia |
80 |
2,050,000 |
Thị thực vùng lãnh thổ và quần đảo hải ngoại thuộc Pháp (DROM), thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
60 |
1,537,500 |
Thị thực quần đảo hai ngoại thuộc Pháp (CTOM), thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày |
9 |
230,500 |
Thị thực ngắn hạn cho những người nộp hồ sơ xin cấp thị thực có quốc tịch Albania, Armenia*, Azerbaijan, Bosnia-Herzegovina*, Georgia, Kosovo, FYROM (Macedonia)*, Moldova, Montenegro*, Serbia* and Ukraine |
35 |
897,000 |
Thị thực ngắn hạn Schengen cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi |
40 |
1,025,000 |
Thị thực dài hạn, thời gian lưu trú trên 90 ngày |
99 |
2,537,000 |
Thị thực dành cho sinh viên có chứng nhận Campus France, thời gian lưu trú trên 90 ngày |
50 |
1,281,500 |
*Lưu ý:
📍 Lệ phí làm visa Schengen là phí bắt buộc, áp dụng với tất cả hồ sơ xin visa, trừ trường hợp bạn được miễn trừ.
📍 Phí xin visa Schengen được thu bằng Việt Nam đồng (VNĐ), và có thể thay đổi tùy theo tỷ giá tại thời điểm bạn nộp hồ sơ.
📍 Lệ phí xin visa được quy định bằng EUR nhưng chỉ chấp nhận thanh toán bằng VNĐ. Tỉ giá này được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền của Pháp và được cập nhật thường xuyên.
Ngoài ra, phí dịch vụ nộp hồ sơ, bắt buộc đối với tất cả hồ sơ là 923,000.00 VNĐ. Mức phí này được quy định bởi thỏa thuận của Cơ quan lãnh sự với đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ TLScontact (để tiếp nhận hồ sơ của quý khách, thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, đặt lịch hẹn, etc.). Trong khi đó, phí dịch vụ nộp cho VFS Global là 553,000 VNĐ áp dụng cho tất cả hồ sơ (ngoài ra còn có thêm một số khoản phụ phí khác).
Ngoài phí nộp hồ sơ, bạn cần thanh toán thêm các khoản phí khác. (Ảnh: Internet)
5. Thời gian cấp visa Schengen là bao lâu?
Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày, tùy từng trường hợp, đối tượng cụ thể. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng. Nếu là lần đầu xin visa Schengen, bạn nên nộp sớm để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình (không được nộp sớm trước quá 3 tháng so với ngày đi dự kiến).
6. Visa Schengen có thời hạn bao lâu?
Thông thường visa Schengen sẽ được cấp trong khoảng thời gian bạn mong muốn (xác định dựa trên lịch trình chuyến đi), với giá trị tối đa là 90 ngày trong thời hạn hiệu lực 180 ngày.
7. Sau khi nhận được visa Schengen, cần làm gì?
Bạn kiểm tra các thông tin trên visa để đảm bảo rằng các thông tin là chính xác hoặc yêu cầu chỉnh sửa nếu có sự sai lệch. Tránh trường hợp bị từ chối xuất/ nhập cảnh nếu thông tin trên visa không trùng khớp với các giấy tờ nhân thân khác.
8. Xử lý thế nào nếu hồ sơ xin visa Schengen bị đánh rớt?
Thông thường sẽ có 01 văn bản chính thức thông báo lý do bạn bị từ chối cấp visa Schengen để đương đơn có thể xem xét. Sau đó, bạn có thể khiếu nại quyết định này bằng văn bản trong vòng 4 tuần kể từ ngày nhận thông báo bị từ chối thị thực.
TLScontact - Đơn vị được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa Pháp Schengen. (Ảnh: Internet)
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ XIN VISA SCHENGEN CHUẨN XÁC
Công dân Việt Nam khi xin visa Schengen cần phải có người bảo lãnh (trừ Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan). Theo đó, sau khi có thư mời, đương đơn cần chuẩn bị các giấy tờ xin visa theo hướng dẫn sau:
Hạng mục chứng minh nhân thân:
♦ Đơn xin visa Schengen theo mẫu đã được điền thông tin và ký tên đầy đủ.
♦ 02 ảnh thẻ chụp gần đây, ảnh chụp rõ ràng, không đội mũ, không đeo kính.
♦ Hộ chiếu còn thời hạn hợp lệ (ít nhất 3 tháng tính từ ngày rời khỏi khối Schengen), bổ sung thêm hộ chiếu cũ có dấu mộc xuất ngoại (nếu có).
♦ Photo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân kèm sơ yếu lý lịch.
♦ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn, ly hôn, độc thân,… có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn lưu trú.
♦ Giấy khai sinh bản sao kê hoặc bản trích lục có ký tên, đóng dấu của cơ quan thẩm quyền.
♦ Nếu có người bảo lãnh: Cung cấp thư mời, trong thư nêu rõ mục đích mời, thông tin người mời và người được mời, thời gian dự định khởi hành, người chi trả tài chính cho chuyến đi,…
♦ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh (nếu có): Ảnh chụp chung, tin nhắn qua lại, sổ hộ khẩu,…
Hạng mục chứng minh công việc:
Đối với hạng mục này, tùy vào đối tượng xin visa Schengen mà hồ sơ chuẩn bị sẽ khác nhau.
🔹 Đối với công nhân viên: Hợp đồng lao động hoặc giấy bổ nhiệm chức vụ (nếu có), sao kê bảng lương 3 tháng gần đây, bảo hiểm y tế và giấy xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài có chữ ký, đóng dấu mộc của cơ quan/ công ty nơi bạn công tác. Nếu đi công tác, hãy cung cấp xác nhận cử đi công tác của doanh nghiệp.
🔹 Đối với chủ doanh nghiệp: Cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, bằng chứng về việc đã thanh toán thuế trong 6 tháng theo quy định của nhà nước.
🔹 Các đối tượng khác vui lòng liên hệ Vietnam Booking theo đường dây nóng 1900 3498 để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ chuẩn xác phù hợp.
Vietnam Booking giúp khách hàng xin visa Schengen thành công dù hồ sơ yếu. (Ảnh: VNBK)
Hạng mục chứng minh tài sản:
Để đủ điều kiện làm visa Schengen, ngoài chứng minh công việc, bạn cần chứng minh tài chính với đầy đủ các yêu cầu sau:
🔹 Sao kê sổ tiết kiệm gửi ngân hàng ít nhất 3 tháng với số dư từ 5.000 – 10.000 USD. Sao kê tài khoản nhận lương/ giao dịch trong 3 tháng gần đây.
🔹 Nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà/ đất, xe hơi, chứng khoán, cổ phiếu,… bạn hãy bổ sung để tăng khả năng đậu visa.
Lịch trình chuyến đi:
🔹 Hợp đồng bảo hiểm du lịch. Đây là giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi làm hồ sơ xin visa Schengen. Theo đó, bảo hiểm phải có số dư tối thiểu 30.000 Eur và có giá trị trong suốt thời gian bạn lưu trú khu vực này.
🔹 Bằng chứng về chỗ ở: Cung cấp bằng chứng về chỗ lưu trú tại khu vực Schengen (xác nhận đặt phòng khách sạn/ phòng trọ, hợp đồng thuê nhà, thư mời từ chủ nhà nơi bạn sẽ đến ở,…).
🔹 Bằng chứng về phương tiện di chuyển: Hành trình di chuyển khứ hồi từ Việt Nam đến các nước trong khối Schengen, bao gồm ngày bay, số hiệu chuyến bay, xác định thời gian nhập cảnh,…
🔹 Bằng chứng về lịch trình du lịch/ công tác chi tiết từng ngày tại khu vực Schengen (đi đâu, chơi gì, gặp ai,…). Lịch trình càng chi tiết chứng tỏ bạn nghiêm túc với chuyến đi.
*Lưu ý: Các giấy tờ làm visa Schengen mang tính chất tham khảo tại thời điểm hiện tại. Tùy vào thời điểm bạn xin visa mà Cơ quan lãnh sự có thể yêu cầu bổ sung thêm một vài giấy tờ khác để hoàn thiện.
Đồng hành cùng Vietnam Booking sẽ giúp bạn xin visa dễ dàng, thủ tục đơn giản. (Ảnh: VNBK)
CÁCH XIN VISA SCHENGEN NHANH CHÓNG VỚI THỦ TỤC ĐƠN GIẢN
Tự xin visa Schengen không quá khó nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin cần thiết cũng như quy trình làm thị thực từ A-Z. Dù vậy, phần lớn đương đơn có nhu cầu đi Châu Âu đều tìm đến dịch vụ làm visa Schengen uy tín để được hỗ trợ. Lý do hàng đầu bởi họ bị hạn chế về thời gian và thường gặp nhiều bất tiện trong quá trình chuẩn bị, xử lý hồ sơ. Công sức bỏ ra quá nhiều trong khi tỉ lệ đậu visa Schengen lại không cao.
Do đó, cách tối ưu nhất mà mọi đương đơn đều hướng đến là tìm kiếm một dịch vụ làm visa trọn gói – chuyên nghiệp để nhận giúp đỡ. Vietnam Booking là địa chỉ mà bạn nên cân nhắc. Đồng hành cùng Vietnam Booking, bạn sẽ được hỗ trợ trọn gói, từ khâu chuẩn bị - xử lý giấy tờ - điền tờ khai – đặt lịch hẹn đến nhận kết quả visa Schengen. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đồng hành cùng Vietnam Booking bởi chất lượng, uy tín và bề dày kinh nghiệm được tích lũy trong hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ visa.
Mọi thắc mắc về thủ tục xin visa Schengen, bạn hãy liên hệ theo đường dây nóng hỗ trợ 24/7 số hotline: 1900 3498. Nếu không thể nhận cuộc gọi trực tiếp, hãy gửi băn khoăn của bạn đến hộp thư của Vietnam Booking qua fanpage: www.facebook.com/vietnambooking.visa hoặc email visa@vietnambooking.com, đội ngũ chuyên viên visa của Vietnam Booking luôn đồng hành cùng bạn!